HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM: NHỮNG ĐIỂM NHẤN HOẠT ĐỘNG HỘI NĂM 2013
Năm 2013 ngành chăn nuôi gặp không ít khó khăn do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, biến động thị trường, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao song Hội chăn nuôi Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho ngành chăn nuôi Việt Nam được các cấp, các ngành ghi nhận đánh giá cao.

 Về công tác tư vấn, đề xuất chính sách, Hội đã  đề xuất với Bộ Nông nghiệp – PTNT 03 giải pháp cần làm ngay, 08 giải pháp lâu dài và kiến nghị một số giải pháp về vay vốn Ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi. Cùng Cục chăn nuôi tư vấn cho Lãnh đạo Bộ tổ chức 03 Hội nghị bàn cách tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam, phía Bắc và Khu vực Đồng bằng sông Hồng. Đã tham gia Hội nghị do Phó thủ tướng (Hoàng Trung Hải) chủ trì (đầu tháng 7/2013) với sự tham gia của các Bộ, Ngành liên quan, tại đây Hội Chăn nuôi đã có các kiến nghị trong đó có một số kiến nghị như đưa diện tích ngô tăng thêm 200 - 300 ngàn ha; tăng diện tích trồng cỏ; đưa thuế VAT thức ăn chăn nuôi từ 5% về mức 0%; tiếp túc triển khai các dự án giống trong đó có các dự án giống bò đã không được triển khai trong 2 năm gần đây; cập nhật, thống kê số liệu sản xuất chăn nuôi; vay vốn tín dụng với lãi suất thấp cho chăn nuôi… Kết quả nổi bật là năm qua Chính phủ có chủ trương và đang triển khai 200 ngàn ha trồng ngô.

Về Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đây là một vấn đề nóng với ngành chăn nuôi hiện nay. Hội đã có những kiến nghị trực tiếp để Bộ Công Thương có giải pháp kịp thời để thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước phát triển. Hội đã tham gia tư vấn xây dựng 9 văn bản quy phạm pháp luật: các thông tư về Quy định về bảo vệ  môi trường trong hoạt động chăn nuôi; về cơ sở nuôi ong; về giết mổ; chế biến kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; cơ sở chế biến các sản phẩm thịt công nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm; quy định về khu vực vắt sữa của các cơ sở chăn nuôi bò sữa và cơ sở thu gom sữa tươi; xây dựng cây phả hệ trong hệ thống pháp luật chăn nuôi thú y…

Năm qua Hội đã tham vấn cho Bộ trưởng và báo cáo với lãnh đạo cấp cao, nguyên cán bộ cấp cao Nhà nước về định hướng về phát triển chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn và việc xử lý môi trường trong chăn nuôi. Có thể nói đây là những hoạt động hết sức thiết thực từ những kinh nghiệm thực tế của Hội để giúp cho Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như Lãnh đạo Nhà nước có chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp, hiệu quả. 

Trong công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tham gia các Dự án và Hoạt động Phổ biến kiến thức, năm qua đã phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam. Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội tố chức Hội thảo phổ biến kiến thức về “Thực hành vệ sinh tốt trong cơ sở giết mổ gia súc gia cầm” với trên 100 đại biểu từ 13 tỉnh, thành phía Bắc tham gia. Thực hiện gói thầu TV 01 “Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật” thuộc Dự án LIFSAP “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm”. Đã biên soạn 11 tài liệu liên quan đến việc thực hành vệ sinh tốt ở cơ sở giết mổ lợn, gia cầm; chợ bán buôn, bán lẻ thịt gia súc, gia cầm, trong đó có 6 quy trình và 5 quy định được áp dụng vào thực tiễn sản xuất rất hiệu quả. Thực hiện gói thầu TV 09 tham gia biên soạn thông tư  “Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi” và 9 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về “Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chế biến các sản phẩm thịt công nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm”. Bên cạnh đó cùng Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi (CAAT) đăng ký các đề tài phối hợp nghiên cứu và đã được tuyển chọn giai đoạn 2014-2015. Cụ thể phối hợp với Viện khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng và bã sắn làm thức ăn chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở một số tỉnh phía Bắc”. Phối hợp Viện quy hoạch nông nghiệp và nông thôn thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động và ảnh hưởng của các Chương trình giống vật nuôi từ 2001-2010”. Phối hợp với Hội Khoa học Công nghệ Lương thực Thực phẩm Việt Nam thực hiện đề tài lên quan đến sản phẩm biến đổi gen 2 nội dung: “Thực trạng chế biến, sử dụng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu giết mổ ở Việt Nam” và “Luật an toàn thực phẩm và văn bản dưới luật liên quan đến thực phẩm biến đổi gen GMF”.

Về công tác tuyên truyên,  năm qua Lãnh đạo Hội gặp gỡ các báo, đài tiếng nói Việt Nam, tham gia khoảng trên 20 chương trình truyền hình và hàng chục buổi trên Đài Tiếng nói VN, nhiều lần với báo chí nhằm trao đổi về thực trạng khó khăn, thách thức và cơ hội  của ngành chăn nuôi và kiến nghị các giải pháp liên quan. Tham gia các cuộc họp do Bộ Nông nghiệp- PTNT, Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành tổ chức. Đã tham gia nhiều Hội thảo, đóng góp hệ thống văn bản Pháp luật do LHH KHKT VN tổ chức. Tham dự các sự kiện của các cơ quan, đơn vị thuộc Hội Chăn nuôi và các đối tác liên quan.

           Tạp chí KHKT chăn nuôi của Hội Chăn nuôi nhiều năm qua đã được đông đảo các tầng lớp cán bộ, đồng nghiệp từ Trung ương đến cơ sở, các địa phương quan tâm đón đọc. Điểm nhấn trong năm 2013 đã xuất bản 13 số Tạp chí và đã tăng số lượng bản in với 800-1000 cuốn/số, tăng số trang từ 50 trang tăng lên 95 - 100 trang để đáp ứng yêu cầu thông tin cho độc giả. Nôi dung Tạp trí luôn được cặp nhật thông tin mới và được đổi mới cả về nội dung và hình thức, đã quy định tạp trí số chẵn là các chuyên đề về khoa học công nghệ, số lẻ là chuyên đề về sản xuất thị trường. Tạp trí đã thu hút được độc giả gần xa cẩ nước, đặc biệt có nhiều cán bộ cơ sở đã tham gia viết và gửi bài giúp cho Tạp trí ngày càng phong phú, đa dạng về thông tin cũng như các điển hình tiên tiến từ cơ sở. Từ những hiệu quả thiết thực từ Tạp trí ngày 16/12/2013 Chủ tịch nước đã ký Quyết định Huân chương Lao động Hạng Ba. Đây là vinh dự lớn, đánh dấu sự vươn lên, khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng, số lượng độc giả của các thế hệ Ban biên tập, cộng tác viên của Tạp chí trong suốt 20 năm qua.

Về quan hệ quốc tế, điểm nhấn trong năm 2013 là Hội làm việc với các nhà sản xuất thịt lợn Hoa Kỳ (tháng3/2013) và Tham tán Nông nghiệp Đại sư quán Hoa kỳ (Jeanne Bailey) về việc hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với Hội đồng các nhà chăn nuôi lợn Hoa Kỳ (NPPC) và Cục Thú y, Hội Thú y tổ chức tốt Hội thảo về bệnh với sự tham gia của 200 đại biểu. Cùng Cục Chăn nuôi làm việc với Chủ tịch Hội đồng các nhà chăn nuôi lợn Hoa Kỳ (NPPC) nhằm đặt nền tảng quan hệ lâu dài với NPPC. Làm việc với chuyên gia Anh, (University of Nottingham) bàn về việc hợp tác thu thập, xử lý thông tin thị trường thịt lợn (12/6/2013) và hiện đang xúc tiến công việc triển khai trong 2014 với sự tham gia của Cục Chăn nuôi và nhiều đơn vị liên quan. Phối hợp riển khai Hội nghị Thủy cầm Thế giới Lần thứ V với sự tham gia của 17 quốc gia, trên 200 Đại biểu, 116 báo cáo theo 5 lĩnh vực về Di truyền giống và sinh sản; Hệ thống sản xuất và Dinh dưỡng; Môi trường, an toàn sinh học và dịch bệnh; Thị trường, Chế biến và An toàn thực phẩm; Quy mô chăn nuôi hộ gia đình. Bên cạnh đó là một số hoạt động khác như Hội đã cùng Lãnh đạo Cục Chăn nuôi thăm và làm việc với Hội đồng các nhà xuất khẩu trứng, thịt gia cầm Hoa Kỳ (USAPEEC). Cùng Hiệp Hội Gia cầm VN tổ chức Hội thảo “An toàn thực phẩm đối với sản phẩm gia cầm” tại Hà Nội và tại TP Hồ Chí Minh (vào tháng 11/2013). Cùng công ty Aprocimex làm việc với Đoàn của Sở nông nghiệp tỉnh Myzasaky, Nhật Bản để tìm hiểu khả năng hợp tác đầu tư về chăn nuôi;

Với những thành tích suất sắc năm năm 2013, Hội Chăn nuôi  và 02 cá nhân thuộc Hội được Hội Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tặng cờ thi đua. Tạp trí KHKT chăn nuôi của Hội chăn nuôi Việt Nam vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. 03 tập thể được Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen. 03 tập thể và 40 cá nhân được Hội chăn nuôi tặng Bằng khen.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được năm qua Hội chăn nuôi Việt Nam cũng nhìn nhận nghiêm túc những tồn tại hạn chế để khắc phục trong những năm tới đó Lãnh đạo Hội chưa bố trí thời gian để thăm và làm việc với một số thành, tỉnh và chi hội, hội viên để phối hợp khó khăn tồn tại từ cơ sở nhất là việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Chưa lập được trang Web của Hội để tăng cường công tác tuyên truyền đến các độc giả và Hội viên. Việc cung cấp thông tin đến người dân đã có nhiều cố gắng, đổi mới song chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất nhất là ở vùng sâu vùng xa, số lượng tin bài về các mô hình điển hình tiên tiến còn hạn chế nên sức lan tỏa chưa cao.

Định hướng và những giải pháp mà Hội chăn nuôi đặt ra trong năm 2014 và những năm tới trước hết tiếp tục vận động để tăng thêm Hội viên mớí, trong đó chú trọng bổ sung Hội viên là các Công ty, Trang trại lớn và mời một số Công ty nước ngoài đang hoạt động sản xuất, kinh doanh chăn nuôi tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội. Làm tốt hơn nữa công tác tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và các cấp các ngành về các chính sách phát triển chăn nuôi. Tăng cường thu hút các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học gắn với áp dụng thực tế để nâng cao năng xuất chăn nuôi, trong đó chú trọng nghiên cứu các chuyên đề về tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, quản lý giết mổ gia súc gia cầm. Bên cạnh đó tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vầ hợp tác quốc tế và phối hợp với các đơn vị liên quan để có đóng góp thiết thực, hiệu quả cho ngành chăn nuôi.

Chắc chắn với những giải pháp đồng bộ, cùng sự vào cuộc đồng bộ sát sao của các cấp các ngành, sự đồng thuận cao của người chăn nuôi. Hội Chăn nuôi việt Nam sẽ có những đóng góp thiết thực góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển.   

 

                                                  Nguyễn Ngọc Sơn-Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

Trung tâm PTCN

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 8204
Tổng lượng truy cập: 22303093