ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC – GIẢI PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG
Thủy sản là một trong những ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng kèm theo hệ quả là gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh thủy sản phát triển,... Do vậy, cách quản lý và thực hành nuôi thân thiện với môi trường có vai trò quan trọng trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Một trong những hệ thống nuôi thân thiện với môi trường là công nghệ Biofloc (BFT), được coi là công nghệ sinh học theo hướng mới, là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, thâm canh công nghiệp.

 Biofloc là tập hợp các loại vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết lại thành khối, bông xốp, màu vàng nâu, với trung tâm là hạt chất rắn lơ lửng trong nước. Trong Biofloc, vật chất hữu cơ chiếm 60-70%, vật chất vô cơ chiếm 30-40%. Trong vật chất hữu cơ, vi khuẩn sống chiếm khoảng 2-20%. Mật độ sinh khối vi khuẩn trung bình: 1 g tươi/ml Biofloc.

Công nghệ tạo biofloc là bổ sung C hữu cơ, tạo nên tỉ lệ C/N phù hợp để vi sinh vật chuyển hóa được lượng N thừa thải ra từ thức ăn, tạo sinh khối vi sinh giàu dinh dưỡng làm thức ăn cho tôm, cá. Phải bổ sung C với lý do là vi khuẩn dị dưỡng chỉ có thể phát triển tốt nếu hàm lượng C và N có trong môi trường sống của chúng được duy trì ở tỉ lệ C/N thích hợp (khoảng 10/1). Nước ao nuôi thủy sản rất giàu chất thải hữu cơ, vì thế dẫn đến tình trạng N thừa mà C thiếu so với nhu cầu của vi khuẩn. Bổ sung đủ C sẽ giúp vi khuẩn phát triển, sử dụng hết chất thải hữu cơ, chuyển hóa amonia, làm sạch môi trường.

Nguồn C hữu cơ có thể dùng để bổ sung vào ao nuôi thường là Glucose, Ccetate hoặc Glycerol. Trong thực tế, người ta thường dùng nước rỉ đường hoặc hạt ngũ cốc chất lượng kém, giá rẻ.

Tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Biofloc trong NTTS mới được phát triển trong vài năm trở lại đây. Nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc đã thành công trong nuôi tôm, cá được các trường đại học, Viện nghiên cứu thủy sản thực hiện như: Trường Đại học Thủy sản Nha Trang; Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm he, cá rô phi,...Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy:

- Thông số môi trường có nồng độ amoni tổng số trong các ao BFT đều thấp hơn so với ao không áp dụng BFT. Hàm lượng nitrit trong các ao BFT có xu hướng giảm dần từ tuần thứ 4-5 trở đi, trong khi đó các ao đối chứng (ao không sử dụng BFT) nồng độ này tăng dần theo thời gian nuôi.

- Trọng lượng, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của tôm trong ao nuôi công nghệ BFT đều cao hơn so với ao đối chứng ; hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn so với ao đối chứng;

- Cá được nuôi bằng công nghệ BFT đã đạt được yêu cầu về ATTP đối với chỉ tiêu vi sinh theo tiêu chuẩn thế giới và Việt Nam.

Với những kết quả bước đầu khả quan thu được tại Việt Nam, việc ứng dụng BFT vào nuôi thủy sản đang là hướng đi mới của các nhà khoa học cũng như người sản xuất trong nước góp phần vào phát triển nuôi thủy sản bền vững./.

                                                  Tạ Văn Sơn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội

Chi cục Thủy sản

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 10689
Tổng lượng truy cập: 22303093