BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU 2 NĂM THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 TẠI HÀ NỘI
Ngày 31/3/2013 tại Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Ban chỉ đạo Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) TP Nội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Thí điểm BHNN giai đoạn 2011 – 2013. Dự hội nghị có đại diện BCĐ BHNN Trung ương, đại diện Bộ Tông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Cục Chăn nuôi, cục Thú y. Đại diện các Sở ngành liên quan, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, đại diện BCĐ BHNN Thành phố, các công ty chế biến sữa đóng trên địa bàn. Đại biểu huyện có đại diện BCĐ BHNN 2 huyện Chương Mỹ, Ba Vì và BCĐ các xã tham gia bảo hiểm. Các cơ quan truyền thông ở Trung ương và Hà Nội cùng đại diện các hộ chăn nuôi tiêu biểu thuộc 2 huyện tham gia bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013. Ông Nguyễn Huy Đăng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT – Phó trưởng ban thường trực BCĐ BHNN Thành phố chủ trì Hội nghị.

 Thành phố Hà Nội là 1/20 tỉnh, thành được chọn làm thí điểm đối với bò sữa và lợn theo quyết định Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013; Đây là một Chương trình lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai dịch bệnh, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Trong đợt thí điểm này Nhà nước Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân thuộc diện nghèo; 80% hộ diện cận nghèo, 60% hộ bình thường; 20% cho tổ chức sản xuất nông nghiệp. 

Để triển khai có hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, BCĐ BHNN Thành phố đã ban hành Kế hoạch cụ thể, trong đó chọn huyện Chương Mỹ triển khai thực hiện trên đàn lợn, huyện Ba Vì triển khai thực hiện bảo hiểm bò sữa, chọn Công ty Bảo việt Đông Đô là đơn vị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm đến người dân. Mặc dù có rất nhiều khó khăn song với sự cố gắng nỗ lực của BCĐ BHNN từ Thành phố đến các huyện, xã mà tập trung thực hiện từ thời điểm tháng 8/2012 đến 31/12/2013. Kết quả sau 02 năm thực hiện đã được các cấp, các ngành ghi nhận với tổng số hộ và vật nuôi tham gia bảo hiểm  2.912 hộ, trong đó hộ nghèo 800 hộ chiếm 27,47%. hộ cận nghèo 273 hộ (9,38 %), hộ thường và tổ chức 1.839 hộ (63,15 %)/tổng số hộ tham gia bảo hiểm. Tổng vât nuôi đã tham gia bảo hiểm với đàn lợn 23.964 con; đàn bò sữa 1.352 con; Tổng phí bảo hiểm là 5.156.184.000 đồng. Kết quả tại huyện Chương Mỹ số hộ tham gia bảo hiểm 2.114 hộ, trong đó hộ nghèo 529 hộ (25%), cận nghèo 230 hộ (10,89%), hộ thường và tổ chức 1.355 hộ (64,11%) ; Số  lợn tham gia bảo hiểm là 20.185 con; Tổng phí bảo hiểm 2.498.135.000 đồng. Kết quả tại huyện Ba Vì có 17 xã tham gia bảo hiểm bò sữa, 3 xã tham gia bảo hiểm lợn (Vân Hòa, Tản Lĩnh, Yên Bài). Số hộ tham gia bảo hiểm 798 hộ, trong đó hộ nghèo 271 hộ (33,96%), cận nghèo 43 hộ (5,39%), hộ thường và tổ chức 484 hộ (60,65%); Số lượng bò sữa tham gia bảo hiểm là 1.352 con (đạt 17,70 %/tổng đàn bò sữa huyện Ba Vì); Số lượng lợn tham gia bảo hiểm là 3.779 con. Phí bảo hiểm bò sữa: 2.179.620.000 đồng, phí bảo hiểm lợn 478.429.000 đồng. Tổng phí bảo hiểm 2.658.049.000 đồng. Tại 2 huyện triển khai bảo hiểm vật nuôi: Ngân sách hỗ trợ: Bò 1.518.948.000 đồng, lợn 2.270.963.900 đồng. Hộ chăn nuôi tham gia bảo hiểm đóng phí: Bò 660.672.000 đồng, lợn 705.600.100 đồng

Công tác giải quyết bồi thường tính đến ngày 31/12/2013 Công ty Bảo Việt Đông Đô đã bồi thường cho số lợn và bò sữa bị chết thuộc phạm vi bảo hiểm với số tiền bồi thường là 3.643.970.000 đồng. Trong đó huyện Ba Vì: Số bò sữa chết là 66 con, với số tiền là 1.812.000.000 đồng (tỷ lệ bồi thường 83,1%); Số lợn chết 121 con, số tiền bồi thường 286.610.000 đồng, tỷ lệ bồi thường 59,9%. Chương Mỹ: Số lượng lợn chết là 861 con, số tiền bồi thường 1.545.360.000  đồng (tỷ lệ bồi thường 61,9%).

Bài học kinh nghiệm sau 2 năm thực hiện mà BCĐ Thành phố đã rút ra là trong triển khai cần có sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ, sát sao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt lầ chính quyền cơ sở. Sụ phôi hợp chặt chẽ giữa Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Công ty Bảo Việt Đông Đô, UBND hai huyện Chương Mỹ, Ba Vì.  Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT với Công ty Bảo hiểm Đông đô và Các công ty thu mua sữa và BCĐ các xã. Làm tốt công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn trực tiếp đến cán bộ cơ sở và người chăn nuôi. Kịp thời đề xuất mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia bảo hiểm để phù hợp với thực tiễn sản xuất. Kịp thời giải quyết rủi ro khi có sự kiện bảo hiểm xẩy ra. Tăng cường theo dõi quản lý số bò, lợn tham gia bảo hiểm tránh trục lợi bảo hiểm. 

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai BCĐ Thành phố cũng đánh giá một số khó khăn, hạn chế đó là ở một số nơi BCĐ xã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, việc thành lập BCĐ tại một số xã còn mang tính thủ tục, các thành viên trong BCĐ không tham gia triển khai nên còn nhiều hộ chăn nuôi không được hưởng quyền lợi từ chương trình thí điểm của Chính Phủ. Phạm vi bảo hiểm còn hẹp (nhất là bò sữa về dịch bệnh chỉ có 03 bệnh), phí bảo hiểm mặc dù đã có sự hỗ trợ của Nhà nước song vẫn con cao so với thu nhập của người chăn nuôi nên chưa động viên, khuyến khích hộ chăn nuôi đăng ký tham gia bảo hiểm. Số lượng bò sữa tham gia bảo hiểm còn thấp đạt gần 18 %/tổng đàn bò sữa của huyện; số lượng lợn tham gia bảo hiểm của 6 xã so với tổng đàn còn thấp. Tỷ lệ bồi thường đối với bò, lợn chết còn cao, cụ thể với bò 83,1%, lợn 61.5%. Công tác giám sát bò sữa, lợn chết và lấy mẫu vẫn gặp khó khăn, chủ hộ thường báo vào ban đêm hoặc sáng sớm. Mức phí tham gia bảo hiểm trong một hộ gia đình giá trị mỗi con bò là khác nhau (con 30 tr, con 40 tr, con 50 triệu đồng/con, v.v…), để phân biệt nhận dạng bò có giá trị khác khau là khó khăn, việc này liên quan đến công tác giám định và giải quyết bồi thường khi xẩy ra tổn thất. Quy định khi gia súc chết phải được xét nghiệm để xác định nguyên nhân chết mới được điền bù thì người chăn nuôi không tham gia nên số lượng tham gia bảo hiểm không tăng (khi tổ chức lấy mẫu xét nghiệm). Việc quản lý, giám sát trong thời gian đầu triển khai chưa được chặt chẽ. Thực tế đã giải quyết hỗ trợ một số hộ tham gia bảo hiểm khi chưa tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh.

Để BHNN đi vào thực tiễn có hiệu quả, giúp cho người chăn nuôi hạn chế rủi ro, yên tâm đầu tư sản xuất, BCĐ Thành phố đã đề xuất với BCĐ Trung ương và các cấp các ngành cần có một số điều chỉnh và bổ sung khi Chương trình BHNN được nhân rộng. Cụ thể việc BHNN giai đoạn đầu vẫn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm cần giảm mức thấp để đảm bảo số đông hộ nông dân tham gia; Mở rộng phạm vi bảo hiểm nhất là đối với bò sữa mở rộng hơn nữa về bệnh sinh sản, bệnh ký sinh trùng đường máu; Các thủ tục để người dân tham gia bảo hiểm cần đơn giản; Cho phép cơ quan Bảo hiểm nhận bảo hiểm  theo đề nghị của các chủ nuôi về đối tượng, số lượng, không nhận bảo hiểm cho những vật nuôi sắp bị thải loại, bên cạnh đó hướng dẫn mức chi phí để đánh số tai vào vật nuôi được bảo hiểm để theo dõi được chặt chẽ hơn; Về chính sách khuyến khích, cần tăng mức phí  đối với cán bộ mạng lưới thực hiện bảo hiểm tại cơ sở và cán bộ thực hiện quản lý hoạt động bảo hiểm nhằm tránh trục lợi bảo hiểm. Các chi phí về xét nghiệm dịch bệnh, việc tiêu hủy vật nuôi khi xảy ra dịch bệnh và sự kiện bảo hiểm, có như vậy người dân sẽ đồng tình cao, số lượng tham gia BHNN lớn.

Tại Hội nghị Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã khen thưởng 2 tập thể và 15 cá nhân lầ cán bộ các ngành liên quan và hộ chăn nuôi bò sữa, lợn tại 02 huyện Chương Mỹ, Ba vì đã có thành tích xuất sắc sau 02 năm thực hiện Thí điểm BHNN trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 

Nguyễn Ngọc Sơn-PGĐ Trung tâm PTCN Hà Nội

 

Trung tâm PTCN

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9878
Tổng lượng truy cập: 22303093