Thông qua Nghị quyết về quy hoạch đê điều và quy hoạch phát triển thể dục thể thao
Chiều 3/12, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội tiếp tục ngày làm việc thứ 2, thảo luận để thông qua Quy hoạch đê điều trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

 Trong phần nội dung về quy hoạch đê điều trên địa bàn thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt nêu rõ, quan điểm quy hoạch của TP Hà Nội là xây dựng hệ thống đê điều phục vụ đa mục tiêu, trước tiên là bảo đảm an toàn tuyệt đối trong phòng chống lũ, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, xây dựng, củng cố hệ thống đê điều sẽ đảm bảo tính kế thừa, hạn chế tối đa tác động đến các di tích lịch sử, văn hóa, hạn chế việc giải phóng mặt bằng tại các khu dân cư đã ổn định. Nội dung cơ bản của quy hoạch là phân vùng bảo vệ, xác định cấp của các tuyến đê; quy hoạch tuyến đê chính trên địa bàn thành phố cơ bản được giữ nguyên hướng tuyến, quy hoạch chỉ điều chỉnh cục bộ một số vị trí nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ đê điều trong phòng chống lũ; quy hoạch mặt cắt đê có chiều cao trên 5m, đắp cơ bề rộng mặt từ 3m đến 5m để tăng hệ số an toàn ổn định chống trượt và chống thấm; xử lý ẩn họa, nâng cao chất lượng đê; kè bảo vệ đê; cống dưới đê và cửa khẩu qua đê; đường hành lang chân đê; kết hợp giao thông trên đê…

 
Các ý kiến tại hội trường đều cơ bản nhất trí với những nhận định trong báo cáo của UBND TP. Tuy nhiên, các đại biểu HĐND TP cũng kiến nghị các mục tiêu về phòng chống lũ kết hợp giao thông; khai thác sử dụng hiệu quả đất ngoài đê; bổ sung một số nội dung đê vào quy hoạch như: đê sông Công, đê sông Nhuệ để đảm bảo đồng bộ với hệ thống đê; đề xuất các phương án quan tâm, đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống ở khu vực ngoài đê và phải có phương án rõ nét hơn về quy hoạch đê ở khu vực nội thành. Một số ý kiến còn đề nghị bổ sung giải pháp trong quản lý, quan tâm nâng cấp hệ thống đê để kết hợp giao thông; giải pháp chống úng cho khu vực ngoài đê cũng như các giải pháp liên quan đến phối hợp với các địa phương trong quy hoạch và quản lý đê…
 
\"\"
Đại biểu Phạm Nguyên Nhung (Thanh Trì) tham gia ý kiến tại kỳ họp
 
 
Theo đại biểu Nguyễn Văn Phong, huyện Sóc Sơn, cần có giải pháp phối hợp liên vùng trong việc quy hoạch cũng như bảo quản, duy trì, tu bổ hệ thống đê kè. Quy hoạch đê điều có tầm nhìn dài, đến năm 2050, song trong các giải pháp lại không đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu. Do đó, đại biểu kiến nghị bổ sung thêm giải pháp cập nhật dự báo thời tiết thường xuyên. Đại biểu huyện Sóc Sơn cũng cho rằng, quy hoạch đê điều gắn với nhiều mục tiêu, để khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích ngoài đê và đất bãi thì trong các giải pháp quy hoạch đê điều cần gắn chặt với quy hoạch sử dụng đất mới đảm bảo được yếu tố an toàn. Với địa bàn huyện Sóc Sơn, đại biểu nêu lên tầm quan trọng và kiến nghị đưa quy hoạch tuyến đê sông Công trong hệ thống đê điều.
 
Theo đại biểu Hoàng Công Khôi, Hoàn Kiếm, trên địa bàn quận hiện có 2,8 km đê, trong đó 2 phường Chương Dương, Phúc Tân nằm ngoài đê với 35 nghìn dân. Thực tế qua nhiều năm quản lý địa bàn cho thấy, người dân sống trên địa bàn có nhu cầu xây dựng nhà ở để đảm bảo cuộc sống cũng như phát triển kinh tế ổn định. Từ nhiều năm nay có chủ trương nhưng chưa có quy hoạch chi tiết vùng ngoài đê khiến cho việc xây dựng nhà ở và phát triển kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Đại biểu đề nghị thành phố sớm có quy hoạch chi tiết khu vực ngoài đê để người dân yên tâm ổn định cuộc sống. Cùng chung ý kiến với đại biểu quận Hoàn Kiếm, đại biểu Nguyễn Huy Việt, huyện Gia Lâm cũng nêu ý kiến trên địa bàn huyện hiện có 3 xã là Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức nằm ở khu vực ngoài đê. Huyện đề nghị thành phố sớm có cơ chế, chính sách, quy hoạch chi tiết để giãn bớt dân khu vực này như đề nghị của huyện đã có kiến nghị nhiều năm nay để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân. 
 
Với 83,2% số đại biểu tán thành, HĐND TP đã thông qua Dự thảo Nghị quyết về dự thảo nghị quyết về quy hoạch đê điều thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng 2050. Cuối phiên họp buổi chiều, các đại biểu đã xem xét thông qua Nghị quyết về quy hoạch phát triển Thể dục Thể thao của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030.

 
Hệ thống đê điều Hà Nội gồm gần 800 km đê, 136 kè với tổng chiều dài 167 km bảo vệ bờ sông, 190 cống dưới đê, 234 cửa khẩu qua đê, 367 điếm canh đê, 84 kho, bãi vật tư dự trữ phòng chống lụt bão, 279 giếng giảm áp, 17 trụ sở Hạt quản lý đê, 2 công trình đầu mối phân lũ là Vân Cốc và Đập Đáy; đặc biệt có 37,709 km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ trực tiếp cho khu vực trung tâm Thành phố. Hệ thống đê điều Hà Nội hàng năm thường xuyên được đầu tư, tu bổ, nâng cấp, phát huy tốt vai trò trong phòng chống lụt bão, bảo vệ Thủ đô. Tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống đê điều và phòng chống lũ khoảng 31.165 tỷ đồng; Phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn: 2014 – 2020, 2021 – 2025, 2026 – 2030. Phạm vi lập quy hoạch gồm các tuyến đê chính, đê bao, đê bối, đê chuyên dùng trên các tuyến sống Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Công, sông Tích, sông Bùi, sông Mỹ Hà thuộc địa bàn TP Hà Nội. Quy hoạch các tuyến đê Vân Cốc, Ngọc Tảo, La Thạch, Tiên Tân và đê điều sông Đáy sử dụng kết quả của Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.
 
HANOI PORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 7679
Tổng lượng truy cập: 22303093