Hà Nội: Sẽ hoạch định kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt
Sở NN&PTNT Hà Nội vừa đánh giá kết quả cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt đến năm 2020. Đây là tiền đề quan trọng để UBND thành phố hoạch định kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực này trong giai đoạn tới.

Thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt, thời gian qua, thành phố đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và phát triển vùng sản xuất trồng trọt tập trung, quy mô lớn đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, diện tích trồng lúa ước đạt 171.033ha, tổng sản lượng ước đạt 983,4 nghìn tấn. Thành phố đã duy trì được trên 200 vùng sản xuất lúa tập trung với diện tích khoảng 40.000ha canh tác, tương đương khoảng 80.000ha gieo trồng, diện tích mỗi vùng từ 50ha trở lên, có những vùng đạt trên 300ha. Đáng chú ý, từ năm 2019, thành phố triển khai thực hiện gieo cấu giống lúa Japonica hàng hóa, chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu, đã gieo cấy được 2.758ha tại 7 huyện, trong đó, có 120ha sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ 900 ha sản xuất theo VietGAP và 1.247ha sản xuất lúa chất lượng an toàn.

Diện tích trồng rau màu cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, diện tích trồng cây ngô ước đạt 14.936ha, năng suất ước đạt 51,3 tạ/ha, sản lượng đạt 76,6 nghìn tấn. Diện tích trồng rau, đậu 33.648,8ha, sản lượng rau hằng năm đạt trên 700.000 tấn. Thành phố cũng duy trì hằng nằm trồng 5.044ha rau an toàn, 452,8ha rau VietGAP và khoảng 50ha rau hữu cơ...

Đáng chú ý, diện tích trồng hoa, cây cảnh có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2020, trong đó, diện tích hoa, cây cảnh năm 2020 ước đạt 6.473,6ha, tăng 3,8% so với năm 2017. Trên địa bàn thành phố đã hình thành được 47 vùng trồng hoa tập trung với diện tích 1.800ha với quy mô từ 10-20ha/vùng tại các quận, huyện: Mê Linh, Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín.... Diện tích trồng hoa chất lượng cao ước đạt trên 30% diện tích, gồm các chủng loại hoa hồng, ly, lan, cúc giống mới, đào, quất... Hiệu quả sản xuất tăng hơn so với sản xuất hoa thông thường 25-30%.

Diện tích cây ăn quả cũng tăng đáng kể. Đến năm 2020, toàn thành phố đã trồng được 21.800ha, tăng 5.180 ha so với năm 2017 với sản lượng ước đạt 300.886 tấn, tăng 78.439 tấn so với năm 2017. Sản phẩm cây ăn quả của Hà Nội tương đối đa dạng, trong đó 60% diện tích trồng các loại quả đặc sản và đã xây dựng được nhân hiệu, thương hiệu...

Còn diện tích trồng chè tương đối ổn định, khoảng 2.700 - 2.800 ha/năm, sản lượng chè búp tươi trung bình đạt 23.000 - 23.500 tấn/năm. Cơ cấu giống chè mới năng suất, chất lượng cao toàn thành phố năm 2020 chiếm khoảng 18% diện tích. Các vùng sản xuất chè tập trung của thành phố là 387ha, sản lượng 54,5 tấn/ha/năm; ngoài ra đã hình thành 4 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ chè trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ, Quốc Oai, Ba Vì. Tỷ lệ chè đã thực hiện liên kết theo chuỗi đạt 9,2% sản lượng chè được sản xuất.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, trên cơ sở kết quả đạt được, ngành Nông nghiệp sẽ tham mưu UBND thành phố hoạch định kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt theo hướng tích cực hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao.

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 8444
Tổng lượng truy cập: 22087799