Hội thảo hợp tác 04 nhà đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ chè an toàn Hà Nội năm 2013
Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội vừa tổ chức thành công Hội thảo hợp tác 04 nhà đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ chè an toàn năm 2013.

 Thủ Đô Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, đầu tư, hỗ trợ của UBND Thành phố đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu cần có những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn đảm bảo sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm, bên cạnh những sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, những sản phẩm cây công nghiệp dài ngày như cây Chè đã được trú trọng hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất. Hà Nội hiện đã có những vùng trồng chè truyền thống cho hiệu quả kinh tế cao, tập trung ở các huyện ngoại thành như: Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất. Những năm gần đây, do yêu cầu của thị trường, bên cạnh các giống chè truyền thống cũ như PH1, trung du lá nhỏ, Hà Nội còn phát triển một số loại giống chè mới có năng suất, chất lượng cao như: LDP1, LDP2, PH9, Shan, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyền… nhưng diện tích còn ít. Sản xuất chè của Hà Nội còn manh mún, tự phát, diện tích nhỏ lẻ, trồng xen kẽ, phân tán, vườn tạp hiệu quả kinh tế thấp, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chưa có các giống chè chiến lược và việc đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế phần lớn sản xuất tập trung tại các hộ gia đình.

          Với mục tiêu đưa cây chè trở thành cây công nghiệp chính, chủ lực trong việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo tính bền vững và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn tại các vùng trung du, miền núi của Hà Nội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Thủ đô. Trong những năm vừa qua Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã thúc đẩy việc trồng mới và chăm sóc cây chè, tạo ra sản phẩm chè sạch, an toàn có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đã tạo lòng tin cho người tiêu dùng, đồng thời xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm chè của Hà Nội.

          Được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và PTNT, sáng ngày 05/11/2013 tại Hội trường UBND xã Ba Trại, Huyện Ba Vì, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tổ chức Hội thảo hợp tác 04 nhà đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ chè an toàn năm 2013.

          Tới tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Viện khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, đại diện ban lãnh đạo Trung tâm phát triển cây trồng, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Chi cục PTNT, Trung tâm khuyến nông Hà Nội, đại diện lãnh đạo UBND, phòng kinh tế các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn, Chương Mỹ; cùng đại diện các doanh nghiệp và lãnh đạo các Xã, HTX nông nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia chương trình sản xuất chè sạch an toàn năm 2013.

          Sản xuất chè sạch an toàn của Hà Nội đã có được những kết quả bước đầu, việc tạo ra một sản phẩm có năng suất, chất lượng, có nhãn hiệu, thương hiệu, song để duy trì và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cần phải có kế hoạch nuôi dưỡng nhãn hiệu, thương hiệu, để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, tạo hiệu quả cao cho thương hiệu sản phẩm chè sạch, an toàn và mở rộng diện tích trồng chè trên địa 5 Huyện ngoại thành năm 2014.

          Tại hội nghị Trung tâm chứng nhận phù hợp – Quacert đã trao giấy chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho sản phẩm Chè trên diện tích 10ha của Nhóm hộ sản xuất Chè theo VietGAP tại xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội, đây là sự khích lệ lớn đối với nông dân xã Ba Trại để xây dựng vùng chè sạch an toàn, từng bước khôi phục lại văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội.

          Phát biểu tại Hội thảo đồng chí Nguyễn Hữu La Viện phó Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và đồng chí Nguyễn Đình Dần Trưởng phòng Kinh tế Huyện Ba Vì đánh giá cao kết quả triển khai mô hình của Trung tâm và mong muốn Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội sẽ mở rộng các mô hình Chè sạch, an toàn tại Huyện Ba Vì và các Huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất trong giai đoạn 2012-2016.

          Bế mạc Hội thảo Đồng chí Nguyễn Bá Sướng – Giám đốc Trung tâm tiếp thu ý kiến góp ý của các lãnh đạo, đại biểu đồng thời đề ra kế hoạch, mục tiêu phấn đấu năm 2014; giá trị sản phẩm hàng hóa chè phấn đấu đạt từ 400 – 500 triệu đồng/ha/năm chè sạch, an toàn đối với những cơ sở tham gia chương trình. Đây là một cuộc cách mạng xanh trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên ha đất trồng chè cho bà con nông dân, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xã hội.

          Hội thảo hợp tác 04 nhà đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ chè an toàn năm 2013 đã khép lại với mục tiêu tăng cường liên kết giữa (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân), giữa sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của các vùng trồng chè. Từng bước phát triển sản xuất chè gắn với du lịch sinh thái, làng nghề, văn hóa trà, bảo vệ rừng, tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường nông nghiệp sinh thái bền vững.

                                                                                           Nguyễn Bá Bằng-Trung tâm PTCT Hà Nội

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9121
Tổng lượng truy cập: 22303093