Giữ vững nhãn hiệu tập thể “Bưởi tôm vàng Đan Phượng (31/01/2014)
Năm 2012, bưởi tôm vàng Đan Phượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể số 53635/QĐ-SHTT với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”. Đây là cơ hội để các hộ nhỏ lẻ tập hợp thành một tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả và bền vững.

 

\"\"
Trồng bưởi tôm vàng mang lại thu nhập cao cho người nông dân xã Thượng Mỗ
 
Là huyện đồng bằng ven đô nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, Đan Phượng có tổng diện tích tự nhiên là 7.657 ha, trong đó, diện tích sản xuất nông nghiệp là 3.900 ha, có điều kiện địa hình, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả. Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-HU, ngày 28/9/2001 của Huyện ủy về Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Đan Phượng đến năm 2005 theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, sinh thái bền vững, ngành nông nghiệp huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Trong sản xuất trồng trọt, ngoài việc tiếp tục sản xuất các cây lương thực để đảm bảo an ninh lương thực thì các loại cây có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế, trong đó có cây bưởi tôm vàng Đan Phượng, nguồn gốc từ xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cây bưởi tôm vàng đã được đưa vào trồng từ năm 1995, rải rác trên địa bàn huyện song diện tích ít, chủ yếu ở các xã ven sông Đáy, xã Song Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình…. Sau năm 1997, do thực hiện dồn điền, sản xuất vườn trại hình thành, với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi thì cây bưởi tôm vàng đã được trồng rộng khắp và trở thành cây trồng phổ biến có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện. 
 
Đồng chí Ðặng Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ – đơn vị làm điểm cho biết: thời gian đầu thực hiện nghị quyết, toàn xã chuyển đổi được 7 ha cây bưởi Diễn. Các năm tiếp theo, xã chuyển đổi được 30 ha và đến năm 2004, diện tích chuyển đổi từ lúa sang cây ăn quả tăng lên 120 ha. Hiện, toàn xã có hơn 1.000 hộ tham gia chuyển đổi với diện tích hơn 130 ha trồng cam Canh, bưởi Diễn và đu đủ; diện tích đất cấy lúa còn 90 ha; còn lại là diện tích trồng rau sạch, chăn nuôi thủy sản, trồng nấm... Nếu vào thời điểm trước khi trồng bưởi, bình quân thu nhập đầu người của xã chỉ đạt 3,5 triệu đồng/người/năm thì nay đạt 13 triệu đồng/người/năm. Số hộ đạt thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/ha bưởi Diễn trong xã ngày càng tăng. 
 
Nếu như năm 1995, diện tích trồng cây bưởi toàn huyện mới chỉ là 17 ha thì đến năm 2010 đã tăng lên là 309 ha. Đặc biệt, những năm qua, nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nghiên cứu đất đai, khí hậu, chuyển giao kỹ thuật và tuyển chọn cây đầu dòng; kết hợp với kinh nghiệm thâm canh của các hộ dân, đến nay bưởi tôm vàng Đan Phượng hoàn toàn đạt phẩm cấp tốt tương đương bưởi tại Phú Diễn với các đặc tính như: quả nhỏ, trung bình từ 12 đến 15 cm; vỏ màu vàng; cùi mỏng; múi to và đều; tép bưởi màu vàng nhạt; ráo nước và giòn, có vị ngọt dịu; không he. Thời gian bảo quản lâu từ 3 đến 4 tháng, rất thuận lợi cho việc tiêu thụ. Bên cạnh đó, thời gian bưởi chín và thu hoạch đúng vào dịp tết Nguyên Đán nên sản phẩm tiêu thụ nhanh, giá bán cao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng chia sẻ: Xây dựng, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể bưởi tôm vàng Đan Phượng chỉ là cơ sở ban đầu cho việc tạo dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể sản xuất và kinh doanh bưởi, tăng cường sự liên kết làm ăn theo quy mô giữa các đơn vị với nhau nhằm phát huy sức mạnh tập thể; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá nhằm từng bước nâng cao vị thế của nhãn hiệu tập thể, biến nhãn hiệu tập thể thành thương hiệu mạnh của huyện, là cơ sở tin cậy để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm; tiếp tục nâng cao năng lực quản lý của Hội nông dân xã Thượng Mỗ - đơn vị được giao là tổ chức nhãn hiệu tập thể bưởi tôm vàng Đan Phượng, đưa hoạt động chứng nhận vào nề nếp và chuyên nghiệp; Báo cáo với UBND Thành phố từng bước hoàn thiện thêm về tổ chức, nhân sự và phương tiện hoạt động cho Hội, tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giúp các vùng bưởi tôm vàng Đan Phượng ngày càng phát triển hiệu quả.  

 
HANOIPORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1219
Tổng lượng truy cập: 22212886