Chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Xuân Việt vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 30/10/2015 về việc tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo nhận định của Trung tâm dự báo KTTV Trung ương, hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta, có khả năng đạt cường độ mạnh kỷ lục và kéo dài đến hết mùa đông xuân 2015 – 2016. Mùa mưa ở các khu vực đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa thiếu hụt so vớiTBNN, ảnh hưởng đến việc cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2015-2016.
Để chủ động khắc phục hạn hạn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo đủ nước cho cây trồng vụ Đông Xuân 2015-2016 và sinh hoạt của nhân dân, thực hiện Chỉ thị số 8718/CT-BNN-TCTL ngày 23/10/2015 cuả Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp thủy lợi tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:
1. Thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, nguồn nước và tình hình thực tiễn để xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2015-2016 trên địa bàn thuộc địa phương, đơn vị mình quản lý đảm bảo hiệu quả, khả thi; chủ động sớm trữ nước ở các sông, suối, hồ chứa, ao, đầm vùng trũng và các công trình thủy lợi; quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết iệm nước, đặc biệt là lượng nước trữ ở các hồ chứa (hồ Đồng Mô-Ngải Sơn, hồ Suối hai, hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn, hồ Miễu, hồ Quan Sơn, hồ Đồng Đò...); thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước các hồ chứa để đảm bảo cấp ước suốt vụ Xuân 2016.
Chủ động vận hành các công trình lấy nước tưới ven sông Đà, sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đuống... nhằm hai thác triệt để nguồn nước sông Hồng hi các hồ thủy điện xả nước để phục vụ sản xuất vụ Xuân và bổ sung nguồn nước vào sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ; đồng thời bơm trữ nước vào các ênh tiêu, ao, hồ, đầm, sông cụt vùng trũng tạo nguồn nước cho các máy bơm dã chiến hoạt động chống hạn.
2. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa các công trình đặc biệt là các công trình chống hạn. Tổ chức nạo vét các cửa dẫn nước bể hút trạm bơm đầu mối, hệ thống kênh mương và thủy lợi nội đồng; sửa chữa các cống lấy nước, trạm bơm tưới, phải điểu tiết, không để rò rỉ, thất thoát nước cho các máy bơm dã chiến hoạt động chống hạn.
3. Xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2015-2016 hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện tại. Đối vơi những diện tích trồng lúa nước không đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ, chỉ đạo chuyển sang cây trồng cạn sử dụng ít nước để đảm bảo đủ nước tưới suốt vụ chỉ đạo chuyển sang cây trồng cạn sử dụng ít nước để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
4. Đối với vùng cao hạn, vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt trong muà khô, UBND TP Hà Nội yêu cầu Chính quyền địa phương phải chủ động xây dựng phương án và giải pháp cấp nước, không để xảy ra thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
5. Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu rà soát ngay các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, chủ động xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy một cách cụ thể, sát thực tế và khả thi. Các huyện thị phải thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời các điểm cháy rừng và chủ động triển khai các biện pháp chữa cháy rừng một cách quyết liệt, hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”, kiên quyết không được để ra cháy lớn; trường hợp cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, thực hiện đúng theo phương án chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn năm 2015-2016 của Ban chỉ đạo nhà nước về kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
6. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị xây dựng phương án cấp điện hợp lý, ưu tiên đảm bảo nguồn điện ổn định cho các trạm bơm tưới hiện có va trạm bơm điện dã chiến. Đặc biệt là các trạm bơm tưới đầu mối lớn như: Sơn Đà Trung Hà, Phù sa, Bá Giang, Hồng Vân, La hê, Cao Bộ, Cao Xuân Dương, Thụy Phú, Thanh Điềm, Ấp Bắc.
7. Các cơ quan thông tin đại chúng, Báo Hà Nội mới, Báo kinh tế và Đô thị, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội thường xuyên tuyên truyền và phổ biến kịp thời các nội dung thông tin về công tác phòng, chống hạn; biểu dương những địa phương, đơn vị làm tốt công tác chống hạn, khuyến hích các cơ sở chủ động và có những sang kiến trong công tác chống hạn mang lại hiệu quả cao.
8. Sở Tài chính chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan thống nhất đề xuất UBND Thành phố hỗ trợ nguồn lực, bố trí inh phí để triển hai kịp thời, hiệu quả các biện pháp chống hạn.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và tổng hợp việc xây dựng phương án phòng, chống hạn trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn các đơn vị chuyên môn lập lịch cấp nước, kế hoạch vận hành của từng hệ thống thủy lợi; thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm, phù hợp với nguồn nước và sản xuất của từng địa phương; tổng hợp toàn diện tình hình, thường xuyên báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

            10. Các sở, ban, ngành theo chức năng của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND Hà Nội chỉ đạo, giải quyết các khó khăn để thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn, bảo đảm sản xuất vụ Đông Xuân 2015-2016./.

                                                                                                                   Đỗ Thị Thanh Thúy, Chi cục Thủy lợi Hà Nội 

Chi cục Thủy lợi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 7656
Tổng lượng truy cập: 22313801