Hà Nội: Lấy nước đến đâu, làm đất, gieo cấy lúa xuân đến đó
Sáng 19/2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra thực tế và làm việc với UBND thành phố Hà Nội về công tác lấy nước sản xuất vụ Xuân 2024. Làm việc với Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Đoàn kiểm tra hoạt động vận hành Trạm bơm dã chiến Trung Hà (huyện Ba Vì)

 

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Văn Quyến cho biết, tổng diện tích gieo cấy lúa xuân năm 2024 của Thành phố là gần 80.000ha. Hiện, diện tích lấy nước đã đạt khoảng 87%. Theo kế hoạch, đến ngày 22/2, khi kết thúc đợt 2 lấy nước vụ Xuân, toàn Thành phố sẽ cấp đủ nước cho khoảng 93% tổng diện tích; còn lại 7% diện tích ở các địa phương có tập quán canh tác muộn, như: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, sẽ tích trữ để bảo đảm sẵn sàng bơm phục vụ nhân dân.

 

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Quyết cho biết thêm, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Thành phố đến cơ sở, công tác lấy nước phục vụ sản xuất vụ xuân của Hà Nội gặp nhiều thuận lợi. Tiến độ lấy nước bảo đảm theo kế hoạch chung của khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ…

 

Khảo sát thực tế tại các địa phương và làm việc với lãnh đạo Thành phố, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp biểu dương công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của Thành phố, nhất là việc chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng được thực hiện bài bản, khoa học, hiệu quả.

 


Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền kiểm tra công tác lấy nước vụ Xuân 2024 tại trạm bơm dã chiến Phù Sa (thị xã Sơn Tây)

 

Để đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ Xuân, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị cùng với tập trung lấy nước, thành phố Hà Nội cần tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con xuống đồng, làm đất; phấn đấu hoàn thành gieo cấy xong toàn bộ diện tích trong tuần này. Thành phố cần tính toán tích trữ nước để phục vụ tưới dưỡng cho lúa xuân. 

 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT lưu ý, đó là Hà Nội cần rà soát lại toàn bộ hệ thống trạm bơm dọc các tuyến sông, nhất là sông Hồng, để nghiên cứu đầu tư nâng cấp, đáp ứng vận hành lấy nước phục vụ nhu cầu tưới dưỡng. Trong đó, chú trọng đến 2 trạm bơm Liên Mạc, Hồng Vân.

 

Tiếp thu chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, ngay từ đầu vụ xuân 2024, Hà Nội đã có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những vùng khó khăn về nguồn nước. Định hướng chung là giảm diện tích gieo cấy lúa, chỉ tập trung canh tác ở những vùng chuyên canh, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa mang thương hiệu của Thủ đô.

 


Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại buổi làm việc

 

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết về dài hạn, Hà Nội tiếp tục nâng cấp hệ thống trạm bơm dọc các tuyến sông, nhất là sông Hồng. Nghiên cứu thiết kế để hệ thống thủy lợi thích ứng hiệu quả với điều kiện nguồn nước; hệ thống các công trình thủy lợi vận hành ổn định, bền vững, không phụ thuộc vào nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện.

 

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền chỉ rõ, khu vực nào nếu để thiếu nước phục vụ sản xuất thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về Sở NN&PTNT. Các công ty thủy lợi cũng phải chịu trách nhiệm đối với những diện tích phụ trách, “đã nhận đặt hàng thì phải đảm bảo đủ nước phục vụ bà con sản xuất”.

 

Đối với một số địa phương có diện tích làm đất thấp, cần tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con xuống đồng sản xuất, thực hiện lấy nước đến đâu, làm đất, gieo cấy đến đó, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước và phấn đấu cấy hết diện tích, trong khung thời vụ.

Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6079
Tổng lượng truy cập: 22099279