Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 06/2/2023, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nội dung quy hoạch gồm: Chức năng cơ bản của từng nguồn nước, đoạn sông được quy định cụ thể trong quy hoạch; Quản lý, điều hòa, phân bổ nguồn nước góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước cho các mục đích khai thác, sử dụng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông; quản lý khai thác sử dụng nước mặt bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông; Các công trình khai thác sử dụng nước trên sông, đoạn sông (trừ hồ chứa, đập dâng), tầng chứa nước bảo đảm không vượt quá lượng nước có thể khai thác và quy mô công trình quy định trong quy hoạch; nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; Công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước; Phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; Phòng, chống sụt, lún mặt đất và xâm nhập mặn nước dưới đất; Giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và chất lượng nước.

Quy hoạch quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên lưu vực sông:

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước tổ chức lập nội dung phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; đề xuất, bổ sung các công trình khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước vào quy hoạch tỉnh theo quy định.

- Căn cứ điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại từng khu vực, đoạn sông cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ sung chức năng cơ bản của nguồn nước quy định tại khoản 1 Mục III Điều 1 của Quyết định, phù hợp với thực tế và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải các nguồn nước nội tỉnh, khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, lập hành lang bảo vệ nguồn nước; thu gom, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên lưu vực sông theo thẩm quyền, phù hợp chức năng nguồn nước, bảo đảm chất lượng nước và dòng chảy thối thiểu theo quy định.

- Tổ chức giám sát các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông thuộc phạm vi quản lý thực hiện các phương án điều hòa, phân bổ nguồn nước theo quy định.

- Chỉ đạo lập, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi, ban hành danh mục các hồ, ao không được san lấp trên địa bàn thuộc thẩm quyền phù hợp với Quy hoạch này.

- Xây dựng phương án khai thác, sử dụng nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sử dụng các nguồn nước hiện có trên địa bàn bao gồm cả lượng nước trữ trong nhần dung tích chết các hồ chứa để giải quyết các nhu cầu cấp nước để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước.

- Triển khai các biện pháp bảo vệ, phòng, chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra theo quy định.

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, đặc biệt là các tuyến sông lớn đang làm suy thoái lòng dẫn, gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông và xâm nhập mặn, hạn chế khả năng lấy nước của các công trình lấy nước phù hợp với Quy hoạch này.

- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phương án phân bổ kinh phí thực hiện Quy hoạch từ nguồn ngân sách địa phương cho các nội dung địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn theo phân cấp của Chính phủ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

- Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch trên địa bàn, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp.

Chi tiết Quyết định số 50/QĐ-TTg xem tại đây.

Đình Tuấn - Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5878
Tổng lượng truy cập: 22099279