Cơ cấu lại hợp tác xã nông nghiệp: Đổi mới để phát triển
Sau 5 năm (2016-2020) cơ cấu lại hợp tác xã (HTX) nông nghiệp gắn với tái cơ cấu phát triển nông thôn, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực. Các HTX không chỉ là cầu nối liên kết nông dân với doanh nghiệp, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong quá trình cơ cấu lại các HTX đã bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, đòi hỏi phải đổi mới để gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Sau 5 năm (2016-2020) cơ cấu lại hợp tác xã (HTX) nông nghiệp gắn với tái cơ cấu phát triển nông thôn, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực. Các HTX không chỉ là cầu nối liên kết nông dân với doanh nghiệp, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong quá trình cơ cấu lại các HTX đã bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, đòi hỏi phải đổi mới để gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Thêm 223 HTX được thành lập mới

Xác định vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến các HTX nông nghiệp. Trong 2 năm qua (2019-2020), thành phố đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp xây dựng các mô hình trồng hoa, quả áp dụng công nghệ cao; sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn; chăn nuôi, thủy sản. Để nâng cao năng lực quản lý, thành phố cũng đã hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực, khuyến khích, tạo điều kiện cho các HTX tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm… Thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đến nay, toàn thành phố có 1.203 HTX nông nghiệp, trong đó, có 1.060 hợp tác xã đang hoạt động.

Bên cạnh hỗ trợ xây dựng các sản xuất mô hình HTX nông nghiệp, thành phố cũng đã hỗ trợ thành lập mới HTX cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập HTX hoặc tham gia HTX thông qua các hoạt động tập huấn, cung cấp thông tin, tư vấn về quy định của pháp luật về HTX cho các sáng lập viên trước khi thành lập HTX. Đồng thời, tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động HTX. Hỗ trợ thực hiện các thủ tục tổ chức lại hoạt động của HTX đối với các trường hợp đăng ký thay đổi theo quy định của Luật HTX hoặc do tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia tách HTX. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, trên địa bàn thành phố có 233 HTX được thành lập mới. Dự kiến, đến 31/12/2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội 1.168 HTX nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, nhiều HTX đã làm tốt cung ứng một số dịch vụ đầu vào cho sản xuất của các thành viên như cung ứng giống, vật tư, phân bón, tư vấn hỗ trợ chuyển giao quy trình kỹ thuật, vay vốn.... Bên cạnh đó, không ít HTX còn tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hoặc trực tiếp làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm không phải thông qua trung gian. Một số HTX đã làm tốt vai trò liên kết để chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao.

Nhìn chung, các HTX đã phát huy hiệu quả tích cực, là cầu nối liên kết nông dân với doanh nghiệp, kết nối nông dân với nông dân. Nhiều HTX nông nghiệp đã đổi mới công tác tổ chức sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững. Từ những mặt ưu việt đó nên số lượng thành viên HTX nông nghiệp ngày càng nhiều. Đến 31/12/2020, ước tính toàn thành phố có khoảng 455.5540 thành viên tham gia các HTX nông nghiệp...

Nhân rộng mô hình HTX kiểu mới

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức. Điều này thể hiện ở chỗ, hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ nhiều HTX còn hạn chế. Trong khi đó, trình độ, năng lực cán bộ quản lý ở một số HTX còn yếu về chuyên môn và năng lực chỉ đạo thực hiện các dịch vụ, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất còn hạn chế; công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm của HTX còn hạn chế. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào sự định hướng của chính quyền địa phương, chưa năng động, sáng tạo tìm ra hướng phát triển, mở thêm các khâu dịch vụ, liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Còn nhiều HTX chưa mở rộng liên kết giữa các HTX trên địa bàn và liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản...

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong cán bộ đảng viên và nhân dân nhiều nơi còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Một bộ phận thành viên HTX nông nghiệp còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước và các cấp chính quyền. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp khó áp dụng trong thực tiễn…

Ông Nguyễn Văn Chí cho biết, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp, thời gian tới, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bước đi đúng đắn giúp các HTX phát huy tính ưu việt, phù hợp với xu thế hiện nay. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, lợi ích của tổ chức HTX trong phát triển nông nghiệp. Cùng với việc chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành việc giải thể các HTX ngừng hoạt động, sẽ tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các HTX, chú trọng các hoạt động đào tạo, khuyến khích cán bộ trẻ có trình độ làm việc trong HTX. Bên cạnh việc tiếp tục thí điểm hoàn thiện, nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với nhiệm vụ được giao, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cũng sẽ tập trung nâng cao năng lực cho các HTX thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong đó chú trọng giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp trên nguyên tắc tự chủ, tự nguyện, cùng có lợi.

Trao đổi về định hướng và hỗ trợ các HTX nông nghiệp gắn với tái cơ cấu phát triển nông thôn, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, nhất là đối với các HTX, trang trại xây dựng mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phát triển cây ăn quả, dược liệu, hoa, cây cảnh phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Sở NN&PTNT cũng sẽ tập trung hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại tập trung, tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp…

Trong định hướng tái cơ cấu phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2025 có tổng số 1.333 HTX nông nghiệp, trong đó, 85% HTX hoạt động hiệu quả, giảm tỷ lệ các HTX hoạt động trung bình, giải thể các HTX ngừng hoạt động. Thành phố cũng sẽ tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, tổ chức lại hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Phấn đấu đưa giá trị dịch vụ của các HTX nông nghiệp tăng 2-3%/năm.

Thanh Bình

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3532
Tổng lượng truy cập: 22087799