Gia Lâm thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao theo hướng phát triển đô thị

Sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, công tác xây dựng NTM đã được huyện Gia Lâm tập trung tối đa mọi nguồn lực. Đến nay, Thành phố đã công nhận 20/20 xã đạt chuẩn NTM và đánh giá huyện có 9/9 tiêu chí đạt theo bộ tiêu chí huyện NTM. Huyện đã được Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.



Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trao khen thưởng các tập thể có thành tích trong xây dựng NTM huyện Gia Lâm

Khi bắt tay vào chương trình xây dựng NTM, xác định tuyên truyền, vận động là một trong những giải pháp quan trọng trong xây dựng NTM, Ban Thường vụ Huyện ủy Gia Lâm đã tổ chức hội nghị phổ biến quán triệt tới đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở, đồng thời, yêu cầu 22/22 xã, thị trấn tổ chức quán triệt cán bộ, đảng viên tại đơn vị mình, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền qua các chuyên mục trên hệ thống Đài phát thanh huyện và Đài truyền thanh các xã; qua các lớp tập huấn, học tập, quán triệt Nghị quyết, chuyên đề, các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, hội nghị tọa đàm, lồng ghép; qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của từng cơ quan, đơn vị. Kết quả, đã tổ chức 3.343 hội nghị lồng ghép tại huyện và các xã, thôn…; phát hành trên 85.000 bộ tài liệu, tờ gấp… 52 cụm panô, kẻ vẽ căng treo hơn 1.252 băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng NTM để đông đảo nhân dân biết và thực hiện. Cùng với đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng, trong đó, nổi bật là phong trào tổ chức tang lễ văn minh bài trừ các hủ tục lạc hậu. Đến nay, 95% các đám tang trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng quy ước. Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn huyện đạt 68,6%, là một trong những huyện có tỷ lệ hỏa táng cao của Thành phố.

Từ năm 2010 đến tháng 6/2019, tổng nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm đạt trên 5.015 tỷ đồng, trong đó, có trên 550 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách. Huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 227km đường giao thông, 68km kênh cấp 3; đầu tư đồng bộ trên 411km hệ thống chiếu sáng; xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa 151 điểm trường học, 3 trung tâm văn hóa tại các xã, 188 nhà văn hóa tại các thôn, tổ dân phố; xây dựng mới hệ thống truyền thanh không dây tại 20/20 xã; xây dựng mới 12 điểm thu gom rác thải và 02 công trình xử lý nước thải, rác thải; xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 22 trụ sở xã, thị trấn…

Nhiều nhóm tiêu chí xây dựng NTM đạt kết quả cao như: 100% trục chính, đường liên thôn được cứng hóa, bê tông, trải nhựa apphal; 100% đường ngõ xóm trên 2m có điện chiếu sáng; 100% trạm y tế xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 86,63% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; thu nhập bình quân đầu người đạt 48,9 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%. Đến nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.


Đặc biệt, sau khi 20/20 xã được Thành phố công nhận đạt chuẩn NTM, huyện đã triển khai thực hiện xây dựng NTM nâng cao giai đoạn 2019-2020 nhằm tập trung nguồn lực duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao. Đồng thời, gắn các giải pháp để đạt chỉ số đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hàhn chính phường theo lộ trình; duy trì tiêu chí huyện NTM theo hướng đồng bộ kết cấu hạ tầng khung, xây dựng NTM theo hướng phát triển đô thị để đạt chỉ số về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính quận vào năm 2022. Dự kiến, đến hết năm 2020, huyện Gia Lâm có 4 xã hoàn thành theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao.

Đến nay, huyện Gia Lâm cũng đã đạt nhiều kết quả tích cực khi tăng trưởng kinh tế cao, phát triển toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2018 là 12,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tăng; tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản giảm mạnh, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tính đến tháng 6/2019, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tăng 10,37% so với cùng kỳ năm trước.

Đến năm 2020, huyện Gia Lâm sẽ tập trung tối đa các nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao tại 20 xã; đồng thời gắn với các giải pháp để đạt chỉ số đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính phường. Đảm bảo hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao tại xã Yên Viên, Phù Đổng năm 2019; xã Bát Tràng và Kim Sơn năm 2020.

Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ du lịch tăng mạnh; tỷ trọng nông nghiệp giảm và phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh theo quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh hình thành và phát triển liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCCP) trên địa bàn huyện.

Đồng thời, tiếp tục quan tâm phát triển văn hóa truyền thống và xây dựng đời sống văn hóa mới. Phát triển toàn diện giáo dục đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tích cực cải thiện chất lượng môi trường. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Nguồn: HANOI PORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 402
Tổng lượng truy cập: 22014411