Thạch Thất phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025

Qua 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, đời sống vật chất và tinh thần của người dân huyện Thạch Thất được nâng lên rõ rệt. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang hơn. Trong giai đoạn tới, huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM phấn đấu huyện đạt chuẩn kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.


Là huyện thuần nông, năm 2010 khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện Thạch Thất phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Xuất phát điểm thấp, thu nhập bình quân đầu người lúc bấy giờ của huyện chỉ đạt 13,1 triệu đồng/người/năm. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương; công tác dồn điền đổi thửa còn diễn ra chậm. Theo kết quả rà soát, toàn huyện có 03 xã đạt 7 tiêu chí, 14 xã đạt 6 tiêu chí, 5 xã đạt 5 tiêu chí.

Tuy nhiên, bằng quyết tâm của mình và sự đồng lòng của nhân dân, sau 10 năm triển khai thực hiện, huyện Thạch Thất đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 13,1 triệu đồng lên 58 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,58% xuống còn 1,97%; Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 0,54%; hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng phát triển sản xuất được quan tâm đầu tư đồng bộ, từ đó, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới khang trang hơn, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, đi lại, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Để có được thành công đó, ngoài lợi thế được hỗ trợ của Thành phố, huyện đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu bản chất chương trình xây dựng NTM, từ đó huy động mọi nguồn lực sẵn có của địa phương như đấu giá quyền sử dụng đất, huy động đóng góp của các tổ chức xã hội, vốn xã hội hóa để đầu tư thực hiện chương trình xây dựng NTM. Kết quả, sau 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã huy động được 701.572 triệu đồng. Trong đó, tiền mặt là 354.003 triệu đồng; 357.465 ngày công; 18.146 m2 đất thổ cư; 106.446 m2 đất nông nghiệp; nguồn khác 347.569 triệu đồng. Một số cá nhân, tập thể điển hình như: Ông Nguyễn Trí Dũng ủng hộ 8 tỷ đồng, Công ty Phú Xuân ủng hộ trên 1 tỷ đồng, bà Đinh Thị Tình ở xã Tiến Xuân hiến 770m2 đất nông nghiệp; ông Bùi Văn Trưởng xã Tân Xã: 375m2 đất ở; ông Nguyễn Văn Quý thôn 5 Tân Xã 300m2 đất ở; Công ty Văn Minh ủng hộ 500 triệu đồng…

Xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng NTM là nâng cao đời sống người dân, nên cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, huyện Thạch Thất tập trung cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Huyện đã chủ động làm việc với các cơ quan khoa học nông nghiệp, các Trung tâm giống lớn của Trung ương và một số tỉnh để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới, những giống mới phù hợp đưa về gieo trồng trên địa bàn huyện; Trích ngân sách gần 10 tỷ đồng để đầu tư hỗ trợ cho các địa phương đưa nhanh cơ giới hóa nông nghiệp vào trong sản xuất, nâng tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp từ 37% lên trên 98%, góp phần giải phóng sức lao động cho nông dân, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung xa khu dân cư với quy mô vừa và nhỏ đảm bảo an toàn dịch bệnh. Kết quả, năm 2018 giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt 1.613 tỷ đồng, trong khi năm 2010 chỉ là 359,545 tỷ đồng. Trồng trọt chuyển dịch theo hướng chuyển trọng tâm sản xuất từ sản lượng sang chất lượng, bước đầu hình thành các mô hình sản xuất chuyên canh tập trung, các mô hình ứng dụng công nghệ cao, điển hình như: Mô hình nuôi lợn rừng với 1.000 lợn nái sinh sản kết hợp nuôi giun trùn quế và trồng rau hữu cơ, rau bản địa dưới tán rừng ở xã Yên Bình và Yên Trung (mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 10.000 con lợn giống và lợn thương phẩm) cho thu nhập từ 3 - 5 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 100 lao động thường xuyên với mức lương bình quân 5-7 triệu đồng/người/tháng; Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi với diện tích 1.000m2 ở xã Đại Đồng cho lợi nhuận 250 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 10-15 người, với mức lương từ 6-10 triệu đồng/người/tháng; Mô hình 12 ha hoa Ly ở xã Đại Đồng cho tổng thu nhập 800 triệu - 1,1 tỷ đồng/ha/năm, tạo việc làm cho 50 lao động thường xuyên ở địa phương (cao điểm lên tới 100 lao động) với mức lương từ 6-12 triệu/người/tháng; Mô hình sản xuất 10 ha rau an toàn và mô hình trồng 15 ha khoai tây vụ xuân làm giống ở xã Hương Ngải cho thu nhập 300 triệu đồng/ha/năm, tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với mức lương 4-5 triệu đồng/người/năm…

Công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa luôn được quan tâm, đến năm 2018 tỷ lệ làng, thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa đạt 78%; tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa đạt 88,2%. 100% hộ dân được tiếp cận với truyền hình, Intenet, điện thoại. Các xã đều ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành.

Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM; duy trì huyện đạt chuẩn NTM theo hướng phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng khung, xây dựng NTM gắn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Tiếp tục xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu đạt chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn và phát huy tối đa lợi thế của từng địa phương.


Phấn đấu đến năm 2020 có thêm 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 2,5%; Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất canh tác đạt trên 250 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu người 70 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo (chưa trừ đối tượng bảo trợ XH) dưới 1,5%; 100% làng (thôn) có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa; trên 76% Tổ dân phố (Cụm dân cư) được công nhận danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa", "Cụm dân cư văn hóa"…

Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (80% xã đạt chuẩn NTM nâng cao, có 02 xã và 02 thôn đạt chuẩn NTM kiểm mẫu). Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,6%; Thu nhập bình quân đầu người đạt: 120 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện giảm xuống còn 0,5%; Tổ chức đào tạo nghề cho 21.500 lao động trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 78,5%; giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, duy trì tỷ lệ lao động có việc làm hàng năm đạt 98,5%; Đảm bảo 100% hộ dân được sử dụng nước sạch.

Nguồn: HANOI PORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2670
Tổng lượng truy cập: 22177709