Hà Nội thúc đẩy xây dựng NTM.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011 – 2015 của Thành ủy Hà Nội (còn gọi là Chương trình 02), Hà Nội đã đạt được những kết quả nổi bật, rõ nét...

  Cụ thể: Kinh tế nông nghiệp đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; chính trị, xã hội được giữ vững ổn định. Đặc biệt là, công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là một việc lớn, khó khăn phức tạp. Từ năm 2012, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã xác định công tác DĐĐT là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân; tạo tiền đề phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo nên những vùng chuyên canh lớn và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM. Do có sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, đặc biệt là tích cực tuyên truyền, đến nay toàn thành phố đã thực hiện DĐĐT được trên 100% kế hoạch (76.540,66/76.281,57 ha). Sau DĐĐT nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao đã hình thành ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao ra đời. Diện tích đất dôi dư sau DĐĐT (1.773,78 ha) tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch mở rộng các công trình phúc lợi, quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực thực hiện xây dựng NTM. Về phát triển sản xuất nông nghiệp, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 1,75%/năm, đạt mục tiêu của Chương trình đề ra. Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp (giá thực tế) năm 2014 đạt 231 triệu đồng/ha (đã đạt mục tiêu Chương trình đề ra vào cuối năm 2015). Thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhiều dự án đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho nông dân được triển khai thực hiện. Các công trình thủy lợi, đê điều, kè chống sạt lở bờ sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Bùi, sông Nhuệ… đều được đầu tư cải tạo nâng cấp. Đến nay, toàn Thành phố có 166/386 xã đạt chuẩn NTM (bằng 43%), dự kiến sẽ có 179/386 xã đạt chuẩn quốc gia NTM (bằng 46,4%), vượt kế hoạch đề ra. Huyện Đan Phượng đã được Hội đồng Thi đua Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2015. Đồng thời, có thêm 2 huyện Thanh Trì, Hoài Đức về cơ bản đã đủ tiêu chí đạt chuẩn NTM.  THANH BÌNH... 

Báo Nông nghiệp Việt Nam

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4907
Tổng lượng truy cập: 22149013