Một số kết quả đạt được trong thực hiện hợp tác, liên kết giữa ngành nông nghiệp Hà Nội với các tỉnh, thành phố về phát triển nông nghiệp, tiêu thụ sảm phẩm
Thủ đô Hà Nội có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn với mạng lưới phân phối đồng bộ, hiện đại, được Chính phủ giao là một trong hai đầu tàu kinh tế để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của cả nước nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng.

Với vị thế là Thủ đô trái tim của cả nước, hiện nay sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội chỉ chiếm 2,3 % GRDP và sản phẩm làm ra mới đáp ứng được một phần, từ 30-65% (tùy theo các sản phẩm) nhu cầu cho hơn 10 triệu người dân sinh sống, làm việc trên địa bàn, như: Gạo khả năng tự cung ứng được 65,6%; thịt lợn hơi khả năng tự cung ứng được 94,1%, trái cây khả năng tự cung ứng được 28,8%; trứng gia cầm khả năng tự cung được 94,2%,... Lượng hàng hóa còn thiếu được kết nối, khai thác từ các tỉnh/thành phố và nhập khẩu từ nước ngoài.

Thành phố đã xây dựng và duy trì 159 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm thủy sản, trong đó có 53 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật, 106 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Các chuỗi với sản phẩm đa dạng được kiểm soát chặt chẽ và được phân phối trên 110 siêu thị, trên 1.400 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, 300 cơ sở chuyên kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội hiện có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng), 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao. Trong đó ngành thực phẩm 1.071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành Thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành Vải và may mặc 34 sản phẩm.

Trong những năm qua, thực hiện các văn bản ký kết giữa Ban Thường vụ Thành ủy với Ban Thường vụ các tỉnh, thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT tập trung tham mưu phối hợp về các nội dung tổ chức cơ cấu lại lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; tổ chức liên kết, hợp tác, phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp chất lượng với các địa phương trong và ngoài Vùng đồng bằng sông Hồng; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp thông qua các khâu chế biến, lưu thông, kênh phân phối; tổ chức hiệu quả việc tiêu thụ nông sản hàng hóa; đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... Cụ thể:

Tham mưu Thành phố triển khai Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 và Chương trình phối hợp về Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước giai đoạn 2021-2025, trong đó trọng tâm các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Công tác triển khai chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội, đến nay đã cung cấp sản phẩm cho Hà Nội xây dựng, phát triển 786 chuỗi (chiếm 48% số chuỗi của cả nước).

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT còn chủ động và phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố tổ chức nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố được triển khai đã giúp người dân Thủ đô tiếp cận nhiều sản phẩm nông sản đặc sản vùng miền, có chất lượng, đảm bảo ATTP của cả nước về và ngược lại. Trong thời gian, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã phối hợp các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố tổng hợp các đầu mối sản phẩm nông lâm thủy sản nhập từ các tỉnh đăng ký chuyển về Hà Nội phục vụ khai thác hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch, với 1.130 cơ sở của 22 tỉnh, thành phố phía Bắc và 23 tỉnh, thành phố miền Trung, Nam.

Ngoài ra, các đơn vị của Sở còn tăng cường các hoạt động hợp tác với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng như hợp tác về “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn” với 08 tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hưng Yên và Sơn La; ký kết thỏa thuận phối hợp với 24 tỉnh, thành phố (từ tỉnh Nghệ An trở ra) nhằm tăng cường hợp tác trong công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm; phối hợp 28 tỉnh, thành phố triển khai hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP; phối hợp với 21 tỉnh, thành phố trong công tác quản lý, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm, quản lý truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất tại Hà Nội và từ các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội tiêu thụ...

Nguyễn Văn Sáng, Phòng KHTC, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5203
Tổng lượng truy cập: 22224598