Chương trình OCOP: Mở ra những cơ hội mới cho “tam nông”
Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề và nông sản, đặc sản nổi tiếng. Đây vừa là tiềm năng và nền tảng để phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai chương trình, Hà Nội cũng gặp một số khó khăn, cần sớm tháo gỡ để mở ra những cơ hội mới thúc đẩy phát triển “tam nông”. Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã có cuộc trao đổi xung quanh nội dung này.

Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề và nông sản, đặc sản nổi tiếng. Đây vừa là tiềm năng và nền tảng để phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai chương trình, Hà Nội cũng gặp một số khó khăn, cần sớm tháo gỡ để mở ra những cơ hội mới thúc đẩy phát triển “tam nông”. Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã có cuộc trao đổi xung quanh nội dung này.

- Chương trình OCOP đã trở thành một nội dung rất quan trọng trong phát triển “tam nông” của thành phố. Vậy chương trình này sẽ mang lại những kỳ vọng gì thưa ông?

- Đúng vậy. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội lực và gia tăng giá trị. Mục tiêu tổng quát của chương trình là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Qua đó, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn hợp lý góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp ở mỗi làng quê.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp tích cực với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị đã vào cuộc quyết liệt, tạo những bước chuyển tích cực trong triển khai thực hiện chương trình thông qua nhiều hoạt động để tạo sức lan tỏa trên phạm vi toàn thành phố.

- Với những lợi thế và nhiều tiềm năng sẵn có, Hà Nội đã xác định những nhóm ngành hàng nào là chủ lực trong phát triển sản phẩm OCOP thưa ông?

- Hà Nội có 1.350 làng có nghề, hơn 5.000 sản phẩm nông sản được gắn mã truy xuất nguồn gốc bằng tem điện tử thông minh QR là tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP. Từ lợi thế này, Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các chủ thể thực hiện chương trình. Qua đánh giá, chấm điểm, đến hết năm 2019, toàn thành phố đã có 301 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao, 4 sao và tiềm năng 5 sao. Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, phát triển được từ 800 đến 1.000 sản phẩm OCOP.

Nhìn chung, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm từ cấp huyện đến thành phố được thực hiện khách quan, minh bạch, công khai, bảo đảm đúng quy trình. Chúng tôi đánh giá cao huyện Đông Anh là đơn vị đánh giá sản phẩm OCOP đầu tiên của thành phố nhưng rất bài bản khoa học từ việc bố trí kinh phí đến phương pháp tổ chức thực hiện. Các quận, huyện, thị xã còn lại tuy rằng triển khai sau nhưng cũng đã tích cực vào cuộc và có sự chỉ đạo đồng bộ trong hệ thống chính trị, nổi bật như các huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Chương Mỹ, Thanh Trì…

Nhận thức rõ sản phẩm sản xuất ra phải có sự kết nối giao thương mới được thị trường biết đến, chúng tôi cũng đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện lồng ghép các nguồn kinh phí để thực hiện công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP với chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp của thành phố. Đáng chú ý thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền đã giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP của Thủ đô. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng đánh cao về chất lượng, sự phong phú về chủng loại, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thực sự các sản phẩm OCOP của Hà Nội đã và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

- Mới đây, tại hội thảo kết nối giao thương sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội lần thứ nhất năm 2020, một số chủ thể có sản phẩm OCOP vẫn còn trăn trở về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vậy ngoài nội dung này, quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP Hà Nội có gặp phải trở ngại gì không thưa ông?

- Điều mà chúng tôi trăn trở nhất là mặc dù công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức Chương trình OCOP đã được quan tâm, chú trọng và triển khai bằng nhiều hình thức phong phú. Tuy nhiên, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về thực hiện chương trình còn hạn chế. Các cấp chính quyền từ thành phố, quận, huyện, thị xã và các đơn vị tư vấn mới chỉ tập trung hỗ trợ các chủ thể về hoàn thiện thủ tục hồ sơ chứng minh, nâng cấp chất lượng sản phẩm mà chưa có chính sách hỗ trợ động viên các chủ thể có sản phẩm đạt sao sau khi dự thi. Một vấn đề nữa đó là, mặc dù nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, tuy nhiên, bao bì nhãn mác thiết kế chưa đẹp và bắt mắt, tạo điều kiện cho người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP.

- Vậy, giải pháp thúc đẩy Chương trình OCOP của Hà Nội thời gian tới là gì thưa ông?

- Với nhiệm vụ được giao, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 07/KH-VPĐPNTM, ngày 29/6/2020, về triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố. Trong đó, đã xác định, phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng mỗi năm ít nhất khoảng 400 sản phẩm mới, ưu tiên các sản phẩm từ ý tưởng, sản phẩm đặc sản các vùng miền, làng nghề có thương hiệu, sản phẩm có sự tham gia đông đảo của cộng đồng, trên 100 sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định.

Để thúc đẩy chương trình hoàn thành mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên số một cho công tác tuyên truyền để người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP, từ đó, khuyến khích kết nối giao thương và tiêu thụ sản phẩm. Song song tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý chương trình ở các cấp, các chủ thể, chúng tôi cũng sẽ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để giải quyết đầu ra cho sản phẩm OCOP. Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cấp chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, nhãn hiệu để đủ điều kiện vượt qua rào cản kỹ thuật nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm OCOP.

Trân trọng cảm ơn ông!

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5090
Tổng lượng truy cập: 22076432