Kết quả nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Đây là một trong những nhiệm vụ thực hiện được ban hành tại Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 09/7/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy

Hình ảnh minh họa

 

Thành phố Hà Nội có 27.162,04ha diện tích có rừng và diện tích chưa thành rừng, trong đó diện tích có rừng là 19.623,80ha, diện tích chưa thành rừng 7.538,24ha được phân bố trên 7 huyện và thị xã: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây. Hàng năm, ngay từ đầu mùa khô, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng sát với tình hình thực tế và luôn duy trì các lực lượng sẵn sàng tổ chức, chữa cháy tại chỗ khi có cháy rừng xảy ra.

Nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở thực hiện hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực PCCC và CHCN rừng giai đoạn 2014-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1983/QĐ-TTg ngày 28/10/2014, cụ thể bằng việc thực hiện Quyết định số: 5102/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án: “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng Hà Nội” giai đoạn 2015-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao Chi cục Kiểm lâm thực hiện công tác tập huấn PCCC rừng, tuyên truyền tập trung về bảo vệ rừng và PCCC rừng cho cán bộ các cấp của các huyện thị xã có rừng.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, kết quả 8 tháng đầu năm đã thực hiện tập huấn sử dụng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng cho 5 huyện (Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ và Thị xã Sơn Tây) với số lượng 250 lượt cán bộ quản lý cấp huyện, 500 lượt cán bộ xã, thôn và 700 lượt cán bộ thôn bản và tổ đội xung kích bảo vệ rừng. Tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh các huyện, thị xã có rừng và hệ thống loa truyền thanh của các xã có rừng về công tác bảo vệ rừng và PCCC rừng, in 12.200 tờ rơi phát cho 62 xã có rừng để nâng cao nhận thức cho chính quyền cấp xã, cộng đồng dân cư tại nơi có rừng và người dân sống gần rừng về trách nhiệm bảo vệ rừng và PCCC rừng.

Đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Trên địa bàn Thành phố Hà Nội xảy ra 12 vụ cháy rừng (Sóc Sơn: 8 vụ, Ba Vì 3 vụ, Sơn Tây 1 vụ), thiệt hại 13,86 ha (chủ yếu cháy thực bì dưới tán rừng). Các vụ cháy rừng được phát hiện và dập tắt kịp thời do có sự phối hợp tốt giữa lực lượng Kiểm lâm Hà Nội và các lực lượng chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn có rừng nên công tác cứu nạn, cứu hộ luôn được đảm bảo. Các vụ cháy không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng đặc biệt không gây thiệt hại về người. Sau khi không chế và dập tắt được hoàn toàn đám cháy lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để tiến hành kiểm tra, điều tra nguyên nhân gây ra vụ cháy nhằm tìm ra đối tượng gây cháy để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện tốt công tác PCCC rừng trong thời gian tới, cần triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác PCCC rừng.

Hai là tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật hiện hành về PCCC rừng trong đó chú trọng, đầu tư mua sắm đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác PCCC tại chỗ, củng cố lực lượng PCCC và CNCH tại chỗ đảm bảo về số lượng và chất lượng để khi xảy ra cháy hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra.

Ba là phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức diễn tập các phương án PCCC và CNCH đối với từng sự cố, tai nạn cụ thể nhằm nâng cao tính chiến đấu, tránh bị động, bất ngờ và thống nhất trong công tác chỉ huy, chỉ đạo về chiến thuật, huy động lực lượng, phương tiện tham gia PCCC.

Bốn là chủ động, tham mưu đề xuất trình phê duyệt Kế hoạch rà soát xác định thời gian cao điểm, vùng trọng điểm cháy rừng, cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn Thành phố để có cơ sở thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ rừng và PCCC rừng, kịp thời ngăn chặn, xử lý khi có cháy rừng xảy ra.

Năm là tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 09/7/2020 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và các quy định của Thành phố về PCCCR./.

Thu Huyền

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4124
Tổng lượng truy cập: 22076432