Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Ngày 24/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT). Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT dự hội nghị.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2012-2015, Chính phủ đề ra mục tiêu 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường mầm non và phổ thông (điểm trường chính), trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Tính đến hết tháng 6/2014, có 84% số hộ nông thôn được sử dụng nước từ các công trình nước sạch, trong đó, 42% dân số được sử dụng nước đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 62,5%; trạm y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 96%; trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 90%.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận sự nỗ lực của bộ, ngành liên quan và địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chương trình này mang tính xã hội cao, không chỉ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của cả nước mà còn là một trong 7 mục tiêu thiên niên kỷ Chính phủ Việt Nam cam kết với cộng đồng quốc tế. Đây cũng là một trong những tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế như sự xuống cấp của công trình cấp nước tập trung; chưa huy động được nhiều vốn đầu tư từ xã hội; một số mô hình quản lý chưa phù hợp...

Thời gian tới, các bộ, ngành liên quan và địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và phải ưu tiên hàng đầu trong thực hiện Chương trình. Tiếp đến, rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách phù hợp với tình hình phát triển thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho NS&VSMTNT, kể cả cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư cho vùng sâu, xa, vùng khó khăn. Căn cứ vào quy hoạch, từng địa phương kêu gọi đầu tư thông qua các hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm (PPP), kêu gọi doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng, vận hành, kinh doanh nước sạch nông thôn... Cùng với đó, lồng nghép các chương trình, dự án, tranh thủ thu hút các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế đầu tư cải thiện điều kiện cấp NS&VSMTNT cho người dân Việt Nam. Các bộ, ngành liên quan và địa phương bảo đảm cân đối bố trí đủ kinh phí cho Chương trình để hoàn thành mục tiêu Chính phủ đề ra.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết: với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của thành phố và sự cố gắng của các ngành chức năng, tuy nhiên, tỷ lệ dân số nông thôn của Hà Nội được sử dụng nước sạch vẫn thấp. Toàn thành phố mới có 35,26% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 02 của Bộ Y tế. Mục tiêu của Hà Nội, đến hết năm 2015 có 60% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch là nhiệm vụ nặng nề, rất khó hoàn thành. Bởi lẽ, việc bố trí kinh phí từ ngân sách thành phố để đầu tư cho các dự án nước sạch gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu. Theo kế hoạch đã được phê duyệt, giai đoạn 2013-2015, vốn đầu tư cho các công trình nước sạch của thành phố là hơn 700 tỷ đồng, nhưng đến nay mới bố trí được 63 tỷ. Thế nhưng, tình hình vốn cho các dự án nước sạch của năm 2014 cũng không khả dĩ, vì vậy, hàng loạt dự án nước sạch đang chờ vốn đầu tư...


 

HANOI PORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1498
Tổng lượng truy cập: 22065804