Cả đời gắn bó nghề nông
Ông Bùi Văn Tất ở thôn Võng Ngoại, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) năm nay đã 85 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn. Nói chuyện với chúng tôi, ông kể lại quá trình làm kinh tế của mình từ những năm đầu đất nước giải phóng.

 

\"Cả

                                          Ông Bùi Văn Tất vẫn làm tốt công việc ghép cây giống

 Trước năm 1973, ông chăn nuôi ngỗng, gà, lợn, vịt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1973, ông chuyển sang canh tác dưa lê và cà chua. Ông Tất chia sẻ: “Trồng dưa lê, tôi phủ đất bằng cây bòng bong rừng. Nắng thì che mát, mưa chống ngập úng. Dưa lê xanh tốt um tùm, tôi cắm cây que đánh dấu gốc nhằm thuận tiện cho việc tưới nước sau này. Mỗi khóm dưa cho thu hoạch 3kg quả. Dưa chất đầy nhà, còn không có chỗ chứa. Về cà chua, tôi tự thụ phấn cho hoa, 10 quả cho ra cả 10\". Chia tay nghề trồng dưa lê và cà chua sau hơn 2 năm gắn bó, ông Bùi Văn Tất tiếp tục công việc chăn nuôi gia cầm, gia súc để lấy thịt, lấy trứng. Năm 1975, nhờ làm kinh tế giỏi, thu lại lợi nhuận cao, ông Tất đã xây được ngôi nhà hai tầng khang trang. Từ năm 1989 - 1990, ông Tất có thêm nghề làm long nhãn, vải sấy và sấy phật thủ xuất sang Trung Quốc. Công việc vất vả, trải qua nhiều giai đoạn, từ bóc tách, phơi nắng rồi sấy bằng than, bằng củi này đã đem lại công ăn việc làm cho 20 người trong thôn, xã. Không dừng lại ở đó, năm 1992, ông Tất xung phong lên Chương Mỹ làm kinh tế. Trong quá trình học tập và làm việc, ông đã thành công trong việc tạo ghép giống cây trồng… Cây giống của ông xuất đi khắp Yên Bái, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình… Hiện nay, do tuổi cao ông chỉ làm 1,5 sào cây giống, chủ yếu là cây chanh đào, bưởi và nhãn. Giá mỗi cây chanh đào giống là 25.000 đồng/cây, 30.000 đồng/cây bưởi và 50.000 đồng/cây nhãn. Mỗi năm, ông thu nhập 200 - 300 triệu đồng. Trải qua trăm công ngàn việc, tất thảy đều thành công, ông Tất chia sẻ: “Nghề là phải theo thời kỳ. Nuôi con gì, trồng cây gì, làm cái gì cũng phải chắc...”. Ngoài ra, ông còn ghép các giống cây. Từ gốc cây bưởi, ông ghép chanh đào, vừa lấy thân khỏe nuôi cây tốt, vừa cho chanh đào đơm nhiều hoa kết trái. Rồi ghép cả phật thủ, cam, quýt, quất… trên cùng một cây. Ông Tất cho biết: “Không ra vườn thường xuyên được, tôi mới nảy ra ý định ghép nhiều quả trên cũng một cây, làm cây cảnh đặt ngay sân nhà. Về sau có người mua, rồi cứ thế tôi nhân rộng ra”. Ông Bình (thôn Võng Nội, xã Võng Xuyên) cũng tìm đến nhà ông Tất mua cây giống chanh đào về trồng. Ông ca ngợi hết lời giống chanh đào của ông Tất, “mới trồng 7 tháng mà cây đã sum xuê, đơn hoa kết trái”. Kinh tế đủ vững, con cái và các cháu của ông Tất đều ổn định và thành đạt. Nhiều người từng bảo ông “khùng”, rồi vợ ông, bà Nguyễn Thị Khuyên (78 tuổi) vì lo cho sức khỏe của chồng cũng đã kịch liệt phản đối ý định làm cây giống. Vượt qua lời khuyên ngăn của vợ, ông Bùi Văn Tất vẫn tiếp tục công việc yêu thích của mình. Ông kể, năm 2007 chính quyền thu hồi 10ha đất canh tác của ông để làm sân gôn với số tiền đền bù 5 tỷ đồng. Gần 10 năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại sự kiện năm đó là ông Tất lại đau đáu, tiếc thay cho một thời làm kinh tế của mình. “Giờ tuổi cao nên tôi sống vui sống khỏe. Làm để cho người dân biết mà học tập. Niềm vui với tôi là ba người con trai cũng cùng làm cây giống, tiếp nối nghề của bố, nghề đem lại thu nhập cao nhưng vất vả và cần nhiều kinh nghiệm\", ông Tất chia sẻ.  

 

 

Theo nongnghiep.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2622
Tổng lượng truy cập: 22065804