Đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp
Ngày 12/10, UBND thành phố Hà Nội có Báo cáo số 285/BC-UBND về kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2020.

Theo Báo cáo trên địa bàn Thành phố hiện có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 105 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 15 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 01 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi. Việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất đã tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và mang lại lợi ích cao hơn so với sản xuất truyền thống. Chính vì vậy, các hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp từ nhiều năm nay đã được Thành phố rất quan tâm.

 Sản xuất hoa lan hồ điệp theo hướng công nghệ cao tại Hà Nội

Hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức các lớp tập huấn về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp với nội dung và hình thức tập huấn đa dạng, phong phú cho các học viên là nông dân, chủ trang trại, khuyến nông viên, thành viên các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn, cộng tác viên khuyến nông. Cụ thể:

Đối với lĩnh vực trồng trọt đã tổ chức 131 lớp huấn luyện cho hơn 131.000 lượt cán bộ, nông dân về sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; 227 lớp tập huấn cho 43.132 cán bộ, nông dân về quản lý sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; 89 lớp cho 4.756 cán bộ, nông dân về sản xuất chè an toàn; 210 lớp cho hơn 15.220 cán bộ, nông dân về lựa chọn giống, phân bón, kỹ thuật bón phân cho từng cây, từng giai đoạn sinh trưởng... Bên cạnh đó, thành phố tổ chức 246 lớp IPM trên cây lúa cho 88.560 nông dân; 4 mô hình SRI quy mô 10 ha/mô hình cho 400 nông dân; 76 mô hình SRI quy mô 50ha/mô hình cho 15.200 nông dân; 8 lớp đào tạo giảng viên (TOT) cho 240 lượt cán bộ trạm bảo vệ thực vật; nhân viên bảo vệ thực vật, khuyến nông cấp xã, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã...

Lĩnh vực thủy sản, thành phố đã tổ chức trên 215 lớp tập huấn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản kết hợp tham quan học tập thực tiễn cho trên 6.000 lượt bà con nông dân về kỹ thuật nuôi cá thâm canh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các phương pháp phòng trị bệnh, quản lý kinh tế thủy sản, các quy định về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), ứng dụng CNTT trong quản lý môi trường ao nuôi thủy sản, nâng cao kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường...

Lĩnh vực chăn nuôi, tổ chức trên 1.060 lớp thu hút trên 64.00 lượt người chăn nuôi tham gia. Thông qua các lớp tập huấn, người chăn nuôi cũng như các tác nhân tham gia chuỗi liên kết đã nắm vững các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, tổ chức sản xuất...

Song song với việc thực hiện các nội dung trên, lĩnh vực Xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng được Thành phố quan tâm. Kết quả đã xây dựng và phát triển được 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có có 253 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp & PTNT; tổ chức các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản; duy trì, phát triển Chợ thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi giá trị (www.chonhaminh.gov.vn).

Ngoài ra để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, Thành phố đã hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như: ISO, HACCP, VietGap... Kết quả có 67 cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông sản xây dựng, áp dụng và được cấp chứng nhận chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo HACCP. Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu (số lượng, loại hình) như: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Kết quả xây dựng được 17 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp.

Dự kiến giai đoạn 2021-2030, Thành phố Hà Nội triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp: (1) Kế hoạch Duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; (2) Kế hoạch phát triển sản xuất lúa Japonica hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng 2030; (3) Kế hoạch phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; (4) Kế hoạch phát triển sản xuất, tiêu thụ chuối thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn xuất khẩu giai đoạn 2021-2025; (5) Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; (6) Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; (7) Kế hoạch phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thủy sản lồng bè trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và định hướng 2030; (8) Đề tài Hoàn thiện quy trình sản xuất thực ăn phối trộn hoàn chỉnh (TMR) cho nhóm bò lai hướng thịt BBBxLaisind./.

Thu Huyền

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1973
Tổng lượng truy cập: 22065804