Xác định phát triển nông nghiệp vẫn là nhiệm vụ trọng tâm
Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ NN&PTNT, chiều 8/7, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Hà Nội xác định việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU trong nhiệm kỳ tới vẫn là một trọng tâm, với định hướng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ NN&PTNT, chiều 8/7, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Hà Nội xác định việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU trong nhiệm kỳ tới vẫn là một trọng tâm, với định hướng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.



Đáp ứng yêu cầu thoát lũ, tận dụng tài nguyên và đảm bảo an sinh xã hội

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau khi có Luật Quy hoạch, việc thực hiện Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng - Thái Bình đã gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai. Thực tế, Quyết định 257/QĐ-TTg có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ các tỉnh, thành phố vùng hạ du, đặc biệt là Hà Nội, với 2 chỉ tiêu chính là đưa cốt đê ở mức 13,4m để bảo vệ an toàn gần như tuyệt đối khu vực nội đô lõi của Thủ đô và đảm bảo mức thoát lũ ở tiết diện trung bình của sông Hồng qua Hà Nội là 20 nghìn m3/s.

Trên cơ sở nguyên tắc của quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ NN&PTNT sẽ cùng thành phố Hà Nội tập trung rà soát để tiến tới chỉnh trang lại vùng bãi sông, để có thể quản trị tốt về mặt tổng thể, nhất là trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một phức tạp hiện nay; nhưng vẫn tận dụng được nguồn tài nguyên và bảo đảm an sinh xã hội.

“Thời gian tới, Bộ sẽ cử lực lượng khoa học chuyên môn cao nhất từ các Viện trực thuộc, tập trung cùng với Thành phố tổng rà soát để tổ chức triển khai Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, những vấn đề bức xúc sẽ được ưu tiên đánh giá trước để xử lý riêng trên tinh thần là phải nhanh”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đánh giá, với những đặc thù về diện tích, dân số ở khu vực nông thôn, Hà Nội đã xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành nông nghiệp. Vì thế, liên tục trong 2 nhiệm kỳ qua, Hà Nội đặt chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân là chương trình công tác toàn khóa số 2, chỉ sau chương trình về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Ghi nhận những kết quả toàn diện trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân của Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, những kết quả của Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng ngành nông nghiệp của cả nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngành nông nghiệp của Hà Nội và cả nước sau đại dịch Covid-19 đã rút ra nhiều vấn đề, trong đó có sự cân đối giữa đô thị với nông thôn, sự phân bổ dân cư... để đảm bảo sự phát triển bền vững. Hơn nữa, Hà Nội là trung tâm vùng và của cả nước, vùng nông thôn của Hà Nội không chỉ lớn về không gian, mà còn “đầy ắp” về văn hóa, với hàng nghìn thiết chế đình, chùa, miếu, mạo, 1.300 làng nghề cùng hàng nghìn lễ hội... Đây là những dữ liệu để định hướng việc xây dựng nông thôn mới của Hà Nội trong thời gian tới.

Chính vì thế, ngành nông nghiệp Hà Nội trước hết phải đặt mục tiêu đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường Thủ đô, với những sản phẩm ngon nhất, chất lượng nhất. “Nông nghiệp Thủ đô cũng phải ở vị trí trung tâm và có sự lan tỏa ra cả nước... Người nông dân Thủ đô cũng phải là nông dân 4.0, thu hút được người tài vào tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng ủng hộ kiến nghị của Hà Nội về chuyển đổi 18 nghìn hecta đất lúa. Theo đó, Hà Nội hiện có 90 nghìn hecta đất lúa, nên có kế hoạch giữ lại khoảng 50 nghìn hecta, chuyển đổi 40 nghìn hecta sang các loại cây ăn quả, đặc biệt là bưởi. Bộ cũng ủng hộ Hà Nội phát triển mạnh sản xuất vụ Đông Xuân, nhất là các cây có thế mạnh như: đậu tương, ngô sinh khối để phục vụ chăn nuôi. Ngoài ra, Hà Nội có lợi thế tập trung rất nhiều doanh nghiệp lớn, đầu mối thị trường trong và ngoài nước, do vậy, cần phát huy tốt hơn vai trò nối với các tỉnh, thành phố, để không chỉ cung cấp nông sản cho thị trường Hà Nội, mà còn xuất khẩu. Bên cạnh đó, Hà Nội phải đặt tiêu chuẩn cao hơn cho các tỉnh bạn, để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Chương trình “Tam nông” vẫn là trọng tâm của nhiệm kỳ tới

Kết thúc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Bộ NN&PTNT, đồng thời, khẳng định Hội nghị đã đạt được những kết quả quan trọng, thực chất. Bí thư Thành ủy cho rằng, Hà Nội xác định việc thực hiện Chương trình 02 mới trong nhiệm kỳ tới vẫn là một trọng tâm, với định hướng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và triển khai một loạt giải pháp. Trong đó, tiếp tục gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua các kênh chế biến, lưu thông, phân phối. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục tổ chức các chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm chất lượng với các tỉnh, thành phố trong và ngoài Vùng đồng bằng sông Hồng. Tổ chức hiệu quả việc tiêu thụ nông sản; đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Thành phố cũng có các giải pháp để thu hút mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến cho sản xuất, hướng tới mục tiêu Hà Nội là trung tâm khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và giống cây trồng, vật nuôi của cả nước.

Đi vào vấn đề cụ thể trong công tác quản lý đê điều, phòng chống lũ, Bí thư Thành ủy cho rằng hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ để xem xét xây dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thoát lũ các tuyến sông có đê trên địa bàn phù hợp với Quyết định 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Những nội dung chi tiết, phương án quy hoạch phòng chống lũ, đề xuất liên quan đến bãi sông được xác định là nền tảng quan trọng, không chỉ phục vụ phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện cho Thành phố sớm phủ kín được quy hoạch phân khu, nhất là quy hoạch phân khu sông Hồng. Điều này tạo động lực rất lớn để góp phần xây dựng Hà Nội trở thành đô thị giàu đẹp, văn minh, hiện đại và tạo điều kiện giải quyết sinh kế cho khoảng 900.000 người dân đang sinh sống trong khu vực này. "Thành phố sẽ cùng Bộ để thành lập tổ công tác chung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong vấn đề này", Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết.

Đối với vấn đề thúc đẩy sản xuất trong điều kiện hậu Covid-19, Bí thư Thành ủy cũng cảm ơn Bộ NN&PTNT đã chấp nhận với đề xuất của Hà Nội trong việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp của Thủ đô nhập khẩu lợn giống và thương phẩm. Hà Nội rất mong muốn hợp tác với các cơ quan chức năng của Bộ trong vấn đề này. Về kế hoạch đầu tư công, trung hạn trong phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, Bí thư Thành ủy cho biết, Ban cán sự UBND Thành phố sẽ tính toán để giành nguồn lực để tập trung đầu tư cho lĩnh vực này. Đồng thời, đề nghị Bộ NN&PTNT ghi nhận một số đề xuất của Thành phố để góp phần đầu tư cho hệ thống phát triển nông nghiệp của Hà Nội.

Kết thúc buổi làm việc, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung và Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Hà Nội với Bộ NN&PTNT; lãnh đạo Văn phòng Thành ủy Hà Nội và lãnh đạo Bộ NN&PTNT thay mặt lãnh đạo 2 cơ quan ký thông báo Kết luận buổi làm việc.



Nhóm PV

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 7032
Tổng lượng truy cập: 22076432