Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội
Sáng ngày 27/2, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về kết quả thực hiện công tác nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm 2018; phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Sửu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố; Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch HDNĐ Thành phố; cùng đại diện các sở, ban, ngành của Thành phố.

Báo cáo Bí thư Thành ủy về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết năm 2018, ngành Nông nghiệp tăng trưởng đạt 3,6% so với cùng kỳ năm 2017, đánh dấu một bước phát triển mới trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất của nông nghiệp Thủ đô. Trong năm qua, Sở đã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất, các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn chống hạn, chống rét và gieo trồng; không để xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm. Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm đạt 251.697 ha, bằng 92,82% so với năm 2017. Tổng diện tích cây lâu năm có 20.877,5ha. Toàn thành phố có 5.044ha diện tích sản xuất rau an toàn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tổng số đầu con vật nuôi trên địa bàn tăng 2,13% so với năm trước; sản lượng thịt gia súc, gia cầm cũng tăng 1,76%. Thủ đô đã hình thành nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với sản lượng chiếm 40% tổng sản lượng thủy sản toàn thành phố. Nhiều mô hình đem lại lợi nhuận từ 100-150 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, Hà Nội có 126 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tăng 20 mô hình so với năm 2017. Thành phố cũng đang duy trì 121 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; đã xây dựng 40 nhãn hiệu được bảo hộ như: Gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn chín muộn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê...

Đến nay Thành phố có 04 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức và 04 huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018: Gia Lâm đạt 9/9 tiêu chí, đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn năm 2018, Thạch Thất đạt 7/9 tiêu; Phúc Thọ đạt 7/9 tiêu chí, Quốc Oai đạt 6/9 tiêu chí; có 325/386 xã (chiếm 84,2%) đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 61 xã còn lại, có 52 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, còn 9 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-14 tiêu chí. Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 46,5 triệu đồng/ người/năm.

Tại buổi làm việc các đồng chí cán bộ chủ chốt thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo, làm rõ thêm những khó khăn, vướng mắc; lãnh đạo các cơ quan thành phố thảo luận, giải đáp các kiến nghị, đề xuất.

 

                                                               Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải

phát biểu kết luận buổi làm việc với Sở NN&PTNT

Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội biểu dương, đánh giá cao toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động của ngành Nông nghiệp Thủ đô đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ năm 2018 đạt kết quả cao. Ngành Nông nghiệp đã có nhiều khởi sắc, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đạt mức tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động nông thôn tích cực... Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng lên; có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất tiếp tục tăng đạt mức cao hàng đầu cả nước; chủ động ứng phó với những tình huống đột xuất, bất ngờ, tiêu biểu là đợt mưa ngập xảy ra ở huyện Chương Mỹ... Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tích cực chăm lo công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Thành ủy,…

Đồng chí Bí thư Thành ủy đã chỉ ra nông nghiệp, nông thôn Hà Nội còn một số hạn chế, khó khăn, khoảng cách về thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn của Hà Nội còn lớn, do vậy phải quan tâm, dồn lực để thu hẹp khoảng cách này, tạo điều kiện để các vùng còn khó khăn phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề môi trường sống của người dân.

Định hướng các nhiệm vụ mà ngành nông nghiệp của Thủ đô trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đề nghị ngành nông nghiệp phải khắc phục các tồn tại, hạn chế, đề xuất những giải pháp mới, nhất là các khâu đột phá cần tập trung thực hiện. Trong đó, phải thay đổi tư duy, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao; để phát triển, mở rộng hơn nữa các chuỗi liên kết, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị cao Sở Nông nghiệp & PTNT cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp phải tạo điều kiện, đóng vai trò cầu nối để kết nối giữa người sản xuất với các doanh nghiệp, các hợp tác xã trong phát triển, tiêu thụ sản phẩm.

Đồng chí Bí thư Thành ủy cũng lưu ý, thời gian tới Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội phải chú trọng vào những nhiệm vụ cấp thiết như bảo vệ an toàn đê, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu./.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5998
Tổng lượng truy cập: 22065804