Ngành nông nghiệp nhiều tín hiệu vui

Với giá trị xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản (NLTS) 40 tỉ USD, năm 2018 khép lại với nhiều tin vui của ngành Nông nghiệp - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường chia vui cùng Báo Lao Động.

Thưa Bộ trưởng, như ông nói, trong 5 ngành hàng dẫn đầu của ngành nông nghiệp, dư địa và cơ hội vẫn còn rất nhiều nhưng vẫn không ít những thách thức. Ông đánh giá như thế nào về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) vừa được ký kết với Châu Âu?

- Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam có sự phát triển nhanh, mạnh trong 10 năm qua. Giá trị XK lâm sản tăng hơn 2,5 lần trong giai đoạn 2010-2018. Ước tổng giá trị XK năm 2018 đạt khoảng 9,3 tỉ USD với 5 thị trường chính gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc.

Bên cạnh những kết quả nêu trên vẫn còn các khó khăn thách thức, đó là: Thương hiệu sản phẩm gỗ chưa mạnh; việc XK còn phải thông qua đối tác nước ngoài; công nghiệp phù trợ chưa phát triển; nhân lực trong lĩnh vực chế biến rất hạn chế; nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 80%, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài 20%.

Việt Nam và EU chính thức bắt đầu đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT từ tháng 11.2011. Sau nhiều năm đàm phán, hai bên đã ký Hiệp định VPA/FLEGT vào ngày 19.10.2018, tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Nội dung chính của Hiệp định là Việt Nam sẽ thiết lập và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT - giấy thông hành đặc biệt để các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam XK sang EU thay cho việc phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp (quy chế gỗ của EU) cho từng lô hàng nhập khẩu vào EU.

Thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT sẽ mang lại tác động tích cực cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó lợi ích về kinh tế sẽ chiếm ưu thế do có thể giảm bớt chi phí cho hoạt động XK; tạo uy tín của ngành chế biến gỗ của Việt Nam với EU nói riêng và các thị trường khác nói chung khi DN thực hiện việc sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp trong sản xuất, chế biến lâm sản; giảm rủi ro cho DN trong hoạt động XK lâm sản.

Thực hiện tốt Hiệp định sẽ là cơ hội lớn để khằng định với thế giới là Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp. Tạo tiền đề tốt cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển, mở rộng thị trường, nâng cao thương hiệu trong bối cảnh dư địa của thế giới vẫn còn lớn (thương mại lâm sản của thế giới đạt khoảng 148 tỉ USD, Việt Nam chỉ chiếm hơn 6% thị phần thương mại).

Thưa Bộ trưởng, cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đặt ra cho kinh tế nước ta không ít thách thức, trong đó ngành nông nghiệp bị tác động không ít. Ông đánh giá như thế nào về những khó khăn, thách thức trong năm 2019? Chúng ta cần phải làm gì để biến những thách thức này thành cơ hội?

- Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế có ảnh hưởng quan trọng trong thương mại toàn cầu, đồng thời hai quốc gia này còn là những đối tác thương mại rất lớn của nhau. Với Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc là những đối tác thương mại NLTS lớn nhất và đóng vai trò ngày càng quan trọng.

XK NLTS của Việt Nam sang Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm khoảng 42% tổng kim ngạch XK NLTS của Việt Nam, và nhập khẩu từ 2 nước này chiếm trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu NLTS của Việt Nam.

Xung đột thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam, mang lại cả những cơ hội và thách thức cho ngành NN Việt Nam. Về cơ hội, Việt Nam có thể đẩy mạnh XK các mặt hàng chủ lực, có lợi thế như thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sắn sang cả Hoa Kỳ và Trung Quốc khi hai nước này đóng cửa với nhau, đồng thời mở rộng XK các sản phẩm có lợi thế như trái cây, lợn/thịt lợn, sữa sang thị trường Trung Quốc; nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu đầu vào chất lượng với giá rẻ từ Hoa Kỳ để hạ giá thành sản xuất trong nước như đậu tương, ngô, gỗ nguyên liệu, phân bón (hữu cơ); tiếp nhận các nguồn vốn FDI và KHCN tiên tiến khi dòng đầu tư nước ngoài từ các nước (Nhật Bản, Hàn Quốc… và cả Trung Quốc) sẽ chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra là, NLTS của Việt Nam có thể sẽ phải chịu sự cạnh tranh lớn tại thị trường trong nước (với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc như thịt lợn, thịt bò, sữa, trái cây…) cũng như tại thị trường Mỹ và Trung Quốc (như cạnh tranh về sản phẩm gạo, trái cây với Thái Lan tại thị trường Trung Quốc); nguy cơ cao trong gian lận thương mại khi các sản phẩm của Trung Quốc có thể “mượn đường”, “mượn xuất xứ” của Việt Nam, rất có thể thông qua kênh đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam để tuồn hàng vào thị trường Mỹ.

Để có thể biến những thách thức thành cơ hội, chúng ta cần tập trung vào giải quyết một số vần đề cơ bản trước mắt và lâu dài. Trong đó, sẵn sàng chuẩn bị và triển khai các đề án thúc đẩy XK cùng với bảo vệ thị trường trong nước khi xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, tập trung vào các ngành hàng như thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, trái cây, thịt và sữa. Theo dõi và báo cáo thường xuyên tình hình biến động thị trường nông sản trong nước và quốc tế, thay đổi chính sách của các nước đối với ngành NN để có đối sách phù hợp.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

nguồn: Báo Lao động

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2461
Tổng lượng truy cập: 22002747