Đẩy mạnh công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 56-ĐA/BCĐ ngày 25/11/2019 của Ban Chỉ đạo Chương trình 07-CTr/TU về đẩy mạnh công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngày 25/9/2020, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội ban hành công văn số 3099/SNN-TTr yêu cầu Trưởng các phòng chức năng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng (PCTN); làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thực hiện mục tiêu, yêu cầu cụ thể và các nhiệm vụ giải pháp sau:

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trách nhiệm người đứng đầu

- Gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện nhiệm vụ; kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý và thẩm quyền được giao. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp công chức, viên chức, người lao động vi phạm đảm bảo sự khách quan, công bằng.

- Có cơ chế giám sát rõ ràng, minh bạch, chế tài xử lý nghiêm minh đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; không bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

- Thực hiện kiểm tra, quản lý chặt chẽ công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc.

- Quy định rõ trách nhiệm của các tập thể, cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực. Thường xuyên và định kỳ nhận xét, đánh giá người đứng đầu cấp dưới về việc lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý các vụ việc nhũng nhiễu, tiêu cực.

- Thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân. Tiếp thu đầy đủ và xử lý, phúc đáp kịp thời, giải trình theo quy định các phản ánh, góp ý, yêu cầu từ các tổ chức, công dân; kịp thời xử lý, giải quyết dứt điểm đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân và doanh nghiệp.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; xây dựng văn hoá không “phong bì” để phòng ngừa tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực

- Các phòng chức năng, các cơ quan, đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Uỷ ban nhân dân Thành phố về phòng, chống tham nhũng nói chung và tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực nói riêng để người dân tham gia phát hiện và tố giác; hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh; tuân thủ các quy tắc, văn hóa ứng xử văn minh.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 27/KH-SNN ngày 15/4/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Tuyên truyền xây dựng lối sống văn hóa không phong bì đến toàn thể người dân để thấy tác dụng xấu của việc lo lót, đưa phong bì khi giải quyết công việc. Biểu dương những người tích cực phát hiện, tố giác hành vi tiêu cực, tham nhũng và bảo vệ người phản ánh, tố giác tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Công khai thời gian, địa điểm tiếp dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; công khai lịch tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức.

- Công khai việc sử dụng tài chính, ngân sách, nguồn viện trợ, tài trợ, mua sắm tài sản, quản lý doanh nghiệp.

4. Đổi mới công tác cán bộ

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác tổ chức cán bộ. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện các quy định của công tác quản lý, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy trình chuyên môn nghiệp vụ. Ban hành quy chế làm việc rõ ràng, minh bạch, cụ thể và có cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ ...

- Thực hiện các quy định về điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, lãnh đạo quản lý, chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham những, tiêu cực.

- Thực hiện kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; tăng cường kiểm tra và kiểm soát việc kê khai tài sản thu nhập; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có vi phạm.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; thực hiện giám sát, phát hiện vi phạm

Hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong đó có nội dung thực hiện các quy định về quy trình giải quyết công việc, kết quả giải quyết các thủ tục hành chính để phòng ngừa vi phạm. Đẩy mạnh công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đặc biệt đối với các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo công khai, thực hiện giám sát đoàn thanh tra theo quy định; kiến nghị xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm; khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Công khai kết quả thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định.

6. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể và nhân dân

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể; nâng cao vai trò phản biện, giám sát việc thực hiện pháp luật PCTN; phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN, tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, tổ chức, đơn vị.

           - Tăng cường hoạt động của Ban thanh tra nhân dân để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng
Nguyễn Bình Minh, Thanh tra Sở

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6821
Tổng lượng truy cập: 22076432