Chủ động xây dựng, quy hoạch, phát triển vùng sản xuất rau, cơ sở chăn nuôi an toàn và phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàncung cấp, tiêu thụ cho thị trường Hà Nội

Đến nay 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối Chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho Thành phố Hà Nội đã tích cực, chủ động trong công tác kết nối sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, tính đến thời điểm hết tháng 6 năm 2018, các tỉnh đã xây dựng và phát triển được 461 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và 194 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận (đã phát triển thêm 84 chuỗi và tăng 12 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận so với cuối năm 2017). Hàng ngày các chuỗi này cung cấp một số lượng đáng kể thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho người tiêu dùng địa phương và một phần cung cấp cho thị trường Hà Nội. Riêng thành phố Hà Nội duy trì và phát triển hơn 80 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó có hơn 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật; thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 23 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.

Hội nghị liên kết sản xuất và kết nối tiêu thụ nông sản an toàn theo chuỗi

          Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh thành viên trong Ban điều phối tiếp tục tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố rà soát, quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và triển khai thực hiện công tác phát triển các vùng chuyên canh rau tập trung, tăng tỷ lệ vùng rau đạt theo tiêu chuẩn GAP, quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ…Tiêu biểu như:

  • Tỉnh Yên Bái:

          Sáu tháng đầu năm 2018, ngành Nông nghiệp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định phê duyệt và ban hành văn bản quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của tỉnh giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030;

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 769/QĐ-UBND ngày 25/5/2018 phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2018 -2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Triển khai thực hiện Dự án “Thành lập ngạch hữu cơ và thương mại bình đẳng cho sản phẩm chè Suối Giàng huyện Văn Chấn” .

Tổng số cơ sở áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến  (VietGAP): 120 cơ sở, nhóm hộ, trong đó: Cơ sở chăn nuôi: 03 cơ sở; sản lượng 1.644 tấn/ năm; Cơ sở, nhóm hộ sản xuất chè: 113 nhóm hộ, 2.042 ha; sản lượng 20-25 ngàn tấn; Cơ sở sản xuất cam: 2 nhóm hộ, 16,4 ha, sản lượng 334 tấn/ năm; Cơ sở sản xuất rau thuỷ canh an toàn: 01 cơ sở, quy mô 0,2 ha; sản lượng khoảng: 55 tấn/năm; Cơ sở sản xuất rau củ, quả: 01 cơ sở, quy mô 6 ha, sản lượng 120 tấn/năm.

- Tỉnh Bắc Kạn

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 1059/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển rau an toàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.

Thực hiện triển khai đồng bộ Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 14/6/2016 Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020

          Nhằm khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, năm 2017 Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị Quyết số 08/2017/NQ-HĐND, ngày 11/4/2017 về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuât hàng hóa tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 – 2020.

          - Thành phố Hải Phòng

 Tiếp tục hoàn thiện các đề án, quy hoạch trình Ủy ban nhân dân thành phố về phát triển vùng sản xuất, chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản:(1) Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; (2) Quy hoạch xây dựng Hải Phòng trở thành Trung tâm nghề cá lớn của cả nước gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt (phân khu tỷ lệ 1/2.000); (3)Đề án chuyển đổi diện tích sản xuất lúa năng suất thấp sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp, thủy sản có giá trị kinh tế cao thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030.

Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về: (1) Điều chỉnh, bổ sung cục bộ Quyết định 538/QĐ-UBND ngày 01/4/2016 của UBND thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030; (2) Đề án xây dựng hệ thống thông tin nghề cá;

Thu hút một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: đã thu hút được 8 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 284,81 ha, vốn đầu tư 1.170,86 tỷ đồng (các lĩnh vực sản xuất: rau chất lượng, lúa chất lượng, giống gà lông màu, nuôi tôm nước mặn…).Phối hợp các sở, ngành địa phương hỗ trợ 14 doanh nghiệp đang khảo sát, bàn giải phóng mặt bằng và trình duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến tổng diện tích 1.170 ha, vốn đầu tư khoảng 8.309 tỷ đồng.

Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, phát triển kinh tế thủy sản:Hướng dẫn hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 151/2016/NQ-HĐND; ban hành các hướng dẫn khung chuyên ngành như: nhà bạt, nhà lưới, vòm che, màng phủ, hệ thống tưới, quạt nước, sục khí, giống cây trồng và công nghệ sinh học…áp dụng thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố và Kế hoạch số 269/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố. Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ năm 2018 và chủ trì, phối hợp với các Sở xây dựng các hướng dẫn liên ngành để thống nhất thực hiện.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố đến năm 2020: xây dựng Kế hoạch xúc tiến, thu hút, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao và đầu tư phát triển sản xuất theo quy hoạch đối với các lĩnh vực trọng tâm như: sản xuất rau, sản xuất lợn giống, chăn nuôi bò Úc vỗ béo, sản xuất lúa chất lượng, sản xuất thủy sản. Tổ chức các Hội nghị giới thiệu các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị. Tư vấn, xúc tiến thương mại, liên kết doanh nghiệp khảo nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.

        - Tỉnh Hòa Bình:

Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt: Quyết định số3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 3086/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; Quyết định số 3087/QĐ-UBND ngày 27/12/2013về việc phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 3124/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số2364/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc phê duyệt dự án quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020.

Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đang tiến hành: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

         - Tỉnh Hưng Yên:

Hiện nay, UBND tỉnh đang giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng được các vùng chuyên canh rau tập trung với diện tích 50-100 ha/vùng, tập trung ở các huyện Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và TP. Hưng Yên với các nhóm cây trồng có lợi thế và hiệu quả kinh tế cao như cà chua, khoai tây, dưa chuột,... trong đó có khoảng gần 50 ha được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo các tiêu chuẩn GAP.

Cơ bản các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch thông qua các quy hoạch phát triển của ngành nông nghiệp và các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 vùng sản xuất chuyên canh rau, với diện tích canh tác khoảng 1.020 ha, quy mô sản xuất mỗi vùng từ 10-80 ha. Ngoài ra còn có 26 vùng luân canh cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa với diện tích khoảng 2.500 ha, chủ yếu là trồng bí xanh, bí đỏ, khoai tây, dưa chuột,... Sở đang tiếp rà soát, điều chỉnh, bổ sungquy hoạch phát triển chăn nuôi.

- Tỉnh Lào Cai:

Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và  PTNT, tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, Sở Nông nghiêp và  PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Lào Cai như: tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị đẩy mạnh và phát triển mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020, định hướng năm 2030; xây dựng Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 143/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2020;

Tích cực phối hợp, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 9/2/2018 của tỉnh Lào Cai về tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2018, nhằm tạo vùng nguyên liệu an toàn phục vụ cho phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực của tỉnh, hiện nay đã có 38 doanh nghiệp, HTX đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc 8 dự án thành phần theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai;

- Tỉnh Phú Thọ:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, phát huy các điều kiện lợi thế của vùng như vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng với diện tích 1.200 ha, diện tích bưởi kinh doanh 734 ha, sản lượng đạt gần 10 nghìn tấn; diện tích bưởi Diễn hiện có 1.100 ha, diện tích bưởi Diễn kinh doanh 420 ha, sản lượng đạt 4,76 nghìn tấn; Diện tích chè 16,2 ngàn ha (trong đó có gần 4 nghìn ha chè trồng theo quy trình an toàn). Năng suất đạt 11,1 tấn/ha, sản lượng đạt chè búp tươi đạt 170,15 nghìn tấn; Diện tích rau các loại 12,68 nghìn ha, năng suất đạt 144 tạ/ha, sản lượng đạt 182,6 nghìn tấn; Các vật nuôi chủ lực lợn, gia cầm, trâu bò có xu hướng tăng, tổng đàn trâu toàn tỉnh 66,9 nghìn con, đàn bò 123,04 nghìn con, đàn lợn 798,8 nghìn con, đàn gia cầm 13,3 triệu con; tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 139,9 nghìn tấn.Diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 10,1 nghìn ha, trong đó diện tích chuyên nuôi đạt 5.350 ha; nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa với 1.213 lồng.

- Tỉnh Thái Nguyên:

Tiếp tục triển khai có hiệu quả 04 Đề án đã được phê duyệt năm 2017:  Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thái Nguyên; Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020 và Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Hoàn thiện và tham mưu UBND tỉnh đề nghị Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tỉnh Vĩnh Phúc:

Về quy hoạch diện tích trồng rau quả an toàn (RAT), tỉnh đã có quy hoạch mục tiêu đến năm 2020 là 3.127 ha. Diện tích tập trung 2951 ha, diện tích phân tán 176 ha, diện tích chuyên canh 832 ha, diện tích luân canh 2295 ha theo Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2020;

Về phát triển nông lâm thủy sản, phát triển chăn nuôi, giết mổ, tỉnh đã ban hành theo các văn bản: Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 03/3/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định 3309/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 trong đó có 34 xã trọng điểm chăn nuôi lợn; 38 xã trọng điểm chăn nuôi gia cầm; 21 xã trọng điểm chăn nuôi bò thịt và 22 xã trọng điểm chăn nuôi bò sữa. Quyết định 3310/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

- Tỉnh Bắc Ninh

Trong sáu tháng đầu năm 2018, Sở đã phối hợp với các Sở, ban ngành, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Quy haochj vùng sản xuất rau an toàn thập trung tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025. Định hướng đến năm 2030”, Đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm bẩn”.

Phối hợp với Viện môi trường Nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện 2 mô hình sản xuất cà chua, cải bắp, đậu ăn quả, rau ăn lá an toàn tại Tiên Du và TP Bắc Ninh với tổng quy mô 10 ha thuộc dự án: “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại vùng trồng rau trọng điểm cung cấp cho TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh”.

               

Nguyễn Hữu Thành - Chi cục QLCLC Nông lấm sản và Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2882
Tổng lượng truy cập: 22014411