Kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2018

Nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu Thành phố và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai công tác quản lý, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở tích cực phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã triển khai các nội dung, đảm bảo công tác ATTP được thực hiện đồng bộ ngay từ đầu năm. Tham mưu UBND Thành phố ban hành Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; ATTP nông, lâm, thủy sản năm 2018; Kế hoạch về duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020; Kế hoạch về công tác ATTP thành phố Hà Nội năm 2018; Kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018; Kế hoạch về chương trình phối hợp tuyên truyền vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2018-2020; Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2018.

Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP nông lâm thủy sản của Chi cục QLCL Nông Lâm sản và Thủy sản kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm

Sở và các đơn vị trực thuộc đã ban hành 84 văn bản đôn đốc, hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ được giao (38 quyết định, 11 kế hoạch, 35 công văn); Phòng kinh tế tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã và trực tiếp ban hành 367 văn bản (07 chỉ thị, 55 quyết định, 123 kế hoạch, 182 công văn) triển khai công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản, phát động phòng trào thi đua ATTP, các nội dung đảm bảo ATTP Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội xuân năm 2018, phát động tháng hành động vì ATTP với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”... Việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đã được Sở báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của UBND thành phố, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

Thông tin, truyền thông về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

 Phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội, Sở Y tế, Sở Công thương tổ chức Tuần lễ ATTP Tết 2018 nhằm giới thiệu các nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền đến người tiêu dùng Thủ đô;  Phối hợp với Sở Công thương tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm và giải pháp bền vững phát triển nông nghiệp bền vững của thành phố Hà Nội năm 2018; Các đơn vị thuộc Sở đã tổ chức 94 hội nghị/hội thảo, lớp tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho 6.538 người tham dự. Trong đó, tập trung hướng dẫn quy trình giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thực hành ATTP trong sản xuất, sơ chế rau an toàn, rau VietGAP, điều kiện đảm bảo ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm, áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến GMP, HACCP, tập huấn nghiệp vụ, cập nhật văn bản mới cho cán bộ quản lý, hướng dẫn kiến thức lựa chọn, sử dụng, bảo quản thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Chủ động phối hợp với Báo Hà Nội mới, Kinh tế đô thị, Kênh VTC 16, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Kinh tế Đô thị, Thông tấn xã Việt Nam... đưa tin, bài, xây dựng các chương trình, phóng sự truyền hình tuyên truyền về công tác quản lý ATTP, kết quả thanh kiểm tra ATTP, phổ biến các văn bản mới, kiến thức đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc, lựa chọn thực phẩm an toàn; Viết hơn 115 tin, bài, ảnh về công tác quản lý an toàn thực phẩm, các bài viết chỉ đạo chuyên môn về đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh….lên các website của Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; Phát trên 16.000 tờ gấp, tờ rơi tuyên truyền về ATTP. Phát hành 1.000 quyển bản tin quản lý chất lượng đưa các thông tin về văn bản quản lý, kỹ thuật, công nghệ, kết nối, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp. Cập nhật và công khai các cơ sở xếp loại A, B, C trên website của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội;  Phối hợp với đài truyền thanh các huyện, xã phát hơn 221 bài tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo ATTP trong sản xuất rau an toàn, nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm, trung bình phát 1-2 lần/tuần.

 UBND các quận, huyện đã tổ chức 359 hội nghị/hội thảo về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản với 25.908 lượt người tham dự, Đã in, phát 80.847 tờ rơi, treo 3.039 băng rôn, pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền về ATTP và các quy định về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản; Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện 135 tin, bài đưa tin về công tác thanh kiểm tra ATTP, tuyên truyền về chính sách, quy định của pháp luật về ATTP; Đài phát thanh quận, huyện, phường và xã thường xuyên phát hàng chục bài tuyên truyền phổ biến về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản thuộc lĩnh vực mình quản lý, trung bình 1-2 lần/tuần.

 Hỗ trợ  xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn

Nhằm thống nhất việc phát triển và quản lý tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, sản xuất tiêu thụ nông sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, Sở đã ban hành văn bản hướng dẫn về tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn. Đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi, Qua đó hình thành 80 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Trong đó các chuỗi có nguồn gốc động vật đã thu hút 3.000 hộ chăn nuôi, khoảng 120 doanh nghiệp/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tham gia hợp tác xây dựng chuỗi. Xây dựng được 05 nhãn hiệu tập thể, 13 nhãn hiệu hàng hóa, 01 nhãn hiệu được chứng nhận. Mỗi ngày cung cấp cho thị trường 60 tấn thịt lợn, 01 tấn thịt bò, 15 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng và khoảng 80 tấn sữa tươi.

Hoạt động sản xuất rau an toàn từng bước đã được kiểm soát, diện tích sản xuất rau an toàn đạt trên 5.000 ha, trong đó đạt 224 ha rau VietGAP và gần 50 ha rau hữu cơ. Sản lượng rau an toàn ước đạt 350.000 tấn/năm, chiếm 58% so với tổng sản lượng của Thành phố. Trong đó đã thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 23 điểm kinh doanh thực phẩm của nhiều chuỗi nông sản an toàn được sản xuất trên địa bàn Thành phố và các địa phương lân cận để tập trung truyền thông, quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm an toàn theo chuỗi. (Chi tiết tại phụ lục 3)

Tiến hành khảo sát 140 cơ sở nhằm xây dựng chương trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản bằng tem điện tử thông minh QRcode để người tiêu dùng cũng có thể kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm mình sử dụng. Khảo sát và hỗ trợ phát triển 02 chuỗi sản xuất kinh doanh thịt và 02 chuỗi sản xuất, kinh doanh rau áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng nhãn hiệu; hỗ trợ 05 cơ sở xây dựng chương trình chương trình kiểm soát chất lượng, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm HACCP.

Lấy mẫu kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

Thực hiện chương trình giám sát chất lượng, ATTP nông lâm sản và thuỷ sản và đề án trái cây của thành phố, đã tiến hành kiểm tra giám sát và lấy 302 mẫu nông lâm thủy sản, gồm  36 mẫu thịt lợn, 30 mẫu thịt gà, 44 mẫu thủy sản, 87 mẫu rau, 48 mẫu quả, 12 mẫu chè, 28 mẫu gạo, 17 mẫu thực phẩm chế biến. Trong đó, 255 mẫu đã có kết quả, phát hiện 17 mẫu vi phạm chiếm 6,67% giảm 1,93% so với cùng kỳ năm 2017, cụ thể:

- Mẫu thịt: 04 mẫu thịt lợn, 03 mẫu thịt gà có phát hiện Salomnella

- Mẫu rau: 01 mẫu rau Súp lơ vượt giới hạn tối đa dư lượng Fipronil trong thực phẩm.

- Mẫu Thủy sản: 03 mẫu (cá ba sa viên, cá basa cắt khúc, tôm nõn) có dư lượng Enrofloxacin, 02 mẫu (cá trắm đen, cá lăng đen) có dư lượng Leucomalachite Green, 02 mẫu (cá bạc má, cá ba sa) có dư lượng Cloramphenicol.

- Mẫu quả: 01 mẫu quả vượt giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV Cypermethrin.

- Mẫu thực phẩm chế biến: 01 mẫu chả tôm có chứa dư lượng Leucomalachite Green.

Nhằm kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, các đơn vị trong Sở đã thực hiện tổ chức lấy mẫu và thực hiện kiểm nghiệm nhanh 70 mẫu nước tiểu tại các cơ sở giết mổ giết mổ động vật. Kết quả 70/70 mẫu âm tính với chất Salbutamol.

Với những mẫu vi phạm an toàn thực phẩm, đã tiến hành cảnh báo nguy cơ, yêu cầu khắc phục và truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân tại các cơ sở có mẫu vi phạm. (Chi tiết tại phụ lục 4)

Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Kiểm tra, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, sản phẩm nông lâm thủy sản, xử lý cơ sở loại C theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Công tác thống kê

Đã lập danh sách rà soát, thống kê đến nay được 18.574 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản (3.621 VTNN, 14.953 NLTS). Trong đó:

 Cấp thành phố quản lý: 1.164 cơ sở đang hoạt động gồm 783 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và 301 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và 80 cơ sở nước sinh hoạt nông thôn.

 Cấp quận, huyện, xã, phường: 17.535 cơ sở (3.320 VTNN, 14.215 NLTS) trong đó số cơ sở có giấy phép đăng ký kinh doanh là 6.485 cơ sở (2.097 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và 4.392 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản).

Công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại, kiểm tra định kỳ, xác nhận kiến thức ATTP

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

* Cấp thành phố: kiểm tra xếp loại 167 lượt cơ sở. Trong đó, 114 cơ sở được xếp loại A/B chiếm tỷ lệ 68,3%, 35 cơ sở xếp loại C chiếm tỉ lệ 27,5%, 08 cơ sở không đánh giá do không có hoạt động sản xuất kinh doanh, không đúng địa điểm, không thuộc đối tượng quản lý. Sau khi khắc phục, 12 cơ sở số cơ sở xếp loại C đã được tái kiểm tra và lên xếp loại B đạt 34,3%, số còn lại tạm thời dừng hoạt động để sửa chữa, khắc phục sai lỗi.

Tiến hành kiểm tra định kỳ 85 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố. Kết quả xếp loại: 84 cơ sở đạt loại A/B chiếm 99%, 01 cơ sở ngừng hoạt động.

Các đơn vị thuộc Sở đã tổ chức 25 buổi xác nhận kiến thức về ATTP cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản với 1315 người tham gia và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho 1114 người đạt yêu cầu (chiếm 85%).

* Cấp quận, huyện, xã, phường:

Các quận, huyện, xã, phường cơ bản đã kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận theo phân công, phân cấp. Trong  6 tháng đầu năm 2017, đã thực hiện kiểm tra xếp loại 1.006 lượt cơ sở. Cơ sở xếp loại A/B chiếm 51,8%, xếp loại C chiếm 43,8%. Tái kiểm tra các cơ sở loại C đã có 44 cơ sở lên B chiếm 2,5% cơ sở xếp loại C, các cơ sở loai đang tiếp tục khắc phục các tồn tại.

Tiến hành kiểm tra định kỳ 251 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố. Kết quả xếp loại: 210 cơ sở đạt loại A/B chiếm 83,7%, 41 cơ sở xếp loại C chiếm 16,3%.

Phòng kinh tế các quận, huyện thị xã đã tổ chức xác nhận kiến thức cho 1218 người đăng ký, cấp giấy xác nhận kiến thức cho 1179 người đạt yêu cầu (96,8%).

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

* Cấp thành phố: kiểm tra xếp loại 24 lượt cơ sở. 24/24 cơ sở được xếp loại B, kiểm tra định ký 6 cơ sở, kết quả 6/6 cơ sở xếp loại B.

* Cấp quận, huyện, xã, phường: kiểm tra 763 lượt cơ sở. Trong đó 499 cơ sở xếp loại A/B chiếm 65,4%, 264 cơ sở xếp loại C chiếm 34,6%.

 Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện cho cơ sở xếp loại A/B

Trong sáu tháng đầu năm 2018, cấp thành phố cấp 138 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho 100% các cơ sở được đánh giá xếp loại A/B trong đó cấp lại 09 giấy đã hết hiệu lực; cấp quận, huyện, xã, phường cấp 131 giấy.

(Kết quả chi tiết triển khai TT 45/2014/TT-BNNPTNT tại phụ lục 5)

Kết quả triển khai Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 ban hành Quy định điều kiện bảo đảm ATTP và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ:

Đến nay, đã ký cam kết được 83.644/210.500 (đạt 40% KH) cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo quy định. UBND các xã, phường, thị trấn đã giao cho cán bộ thú y, bảo vệ thực vật thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giám sát và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về VTNN, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; truy xuất, thu hồi và xử lý các sản phẩm VTNN, nông lâm thủy sản không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Về vật tư nông nghiệp

Thanh, kiểm tra chất cấm, kháng sinh, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Tổng số được thanh, kiểm tra do Thanh tra Sở, Chi cục Thú y thực hiện: 23 cơ sở, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 01 cơ sở với số tiền 750.000 đồng về hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa, tiêu hủy 65 lọ thuốc, 130 gói thuốc, 20 ống thuốc, 50 chai thuốc thú y bị hỏng, hết hạn, không rõ nguồn gốc;

Thanh, kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật, phân bón: Tổng số được thanh, kiểm tra do Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện: 497 cơ sở, phát hiện 90 cơ sở vi phạm, lý do vi phạm điều kiện kinh doanh thuốc BVTV, buôn bán thuốc BVTV hết hạn sử dụng, không có trong danh mục được phép sử dụng, thu giữ 4,5 kg thuốc, xử phạt 03 trường hợp với số tiền: 13.500.000 đồng;

Thanh kiểm tra chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi,...: Tổng số được thanh, kiểm tra Thanh tra Sở thực hiện: 02 cơ sở, các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định của nhà nước về giống.

Về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Tổng số thanh, kiểm tra do các Chi cục quản lý chuyên ngành, Thanh tra Sở thực hiện: 89 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, phát hiện 42 cơ sở vi phạm, lý do vi phạm chủ yếu như không rõ nguồn gốc xuất xứ, người sản xuất, kinh doanh không có giấy khám sức khỏe, xác nhận kiến thức, không đảm bảo điều kiện bảo quản, vận chuyển…, tổng số tiền phạt: 400.400.000 đồng. (Kết quả chi tiết tại phụ lục 7)

Ngoài ra Trạm Thú y 30 quận, huyện phối hợp với đoàn liên ngành quận, huyện kiểm tra trên 03 lĩnh vực (phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y) với số lượt kiểm tra là 8.296 lượt cơ sở, xử lý 617 trường hợp vi phạm (cảnh cáo 229 trường hợp, tiêu hủy 32 trường hợp, phạt tiền 356 trường hợp với số tiền 666.105.000 đồng.

Các đoàn kiểm tra cũng đã buộc phải tiêu hủy hơn 4 tấn sản phẩm nông lâm thủy sản (1074 con gia cầm lông; 3.174,3 kg thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm; 220 kg hạt hạnh nhân, 550 kg hạt hướng dương, 17 kg mộc nhĩ). Ngoài ra, còn yêu cầu khắc phục hơn 1.150 kg sản phẩm vi phạm về nhãn hàng hóa.

Giải quyết các sự cố gây mất an toàn thực phẩm trong nước

Giải quyết nhiều vụ việc về ATTP theo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh qua đường dây nóng của Sở cũng như yêu cầu của cơ quan cấp trên. Các vụ điển hình như “Thông tin về ruốc “bẩn” bán tràn lan tại các chợ; Giật mình công nghệ sản xuất nem chua rán bằng hóa chất; Lò rán mỡ không đảm bảo an toàn; Thông tin về gạo giả…”Khi nhận được các thông tin, cảnh báo trên, Sở đã chủ động chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra xác minh thông tin, lấy mẫu phân tích chất lượng, ATTP, xử lý vi phạm theo quy định, đã có báo cáo UBND thành phố, Cục quản lý chuyên ngành...và các cơ quan liên quan, thông báo cho cơ sở và chính quyền địa phương biết để có biện pháp quản lý theo quy định, đồng thời thông tin cho người tiêu dùng biết trên các phương tiện thông tin.

Ưu điểm

Đã chủ động tham mưu UBND Thành phố và ban hành theo thẩm quyền văn bản chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản đáp ứng kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là Tháng hành động, đợt cao điểm hành động về vệ sinh ATTP lĩnh vực ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động.

Công tác phối hợp giữa các đơn vị thuộc Thành phố, Chi cục thuộc Sở và UBND quận, huyện và các cơ quan liên quan về chất lượng, an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ.

Công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức về quản lý chất lượng và ATTP được chú trọng cho đối tượng người sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc biệt là không sử dụng các chất cấm, chất ngoài danh mục, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật.. theo đúng quy định và người tiêu dùng nhận biết sản phẩm ATTP.

Việc triển khai công tác kiểm tra đánh giá phân loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp đã được thực hiện đúng quy định;

Đã hình thành các chuỗi nông sản an toàn đã được giám sát thường xuyên về điều kiện ATTP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Công tác thanh, kiểm tra được tập trung có trọng tâm, trọng điểm và đột xuất vào các ngành, nhóm sản phẩm, khâu có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm. Đặc biệt đã kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm gây mất ATTP, ngăn chặn sử dụng dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt.

Khó khăn, tồn tại

Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ phân tán, một số hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mùa vụ, thường xuyên biến động, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn chưa nhiều, mối liên kết lỏng lẻo, thiếu tính bền vững.

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông nghiệp cấp quận, huyện, xã, phường chưa được hoàn thiện, thiếu cán bộ chuyên trách, chuyên môn phù hợp và thường xuyên thay đổi.

Về kinh phí triển khai an toàn thực phẩm tại cấp quận, huyện, xã, phường: còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

Người tiêu dùng thực phẩm còn dễ dãi trong việc sử dụng thực phẩm giá rẻ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng ATTP và trách nhiệm của một số người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng còn chưa cao, một mặt là do người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước mắt; mặt khác do việc xử lý vi phạm một số nơi còn nương nhẹ, chưa kiên quyết.

Tồn tại

Hệ thống cơ sở dữ liệu về thống kê, kiểm tra đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của các Quận, huyện, xã, phường, thị trấn chưa cập nhật đầy đủ, thường xuyên và biến động.

Các quận, huyện triển khai thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, 51/2014/TT-BNNPTNT chưa đồng đều; việc triển khai giữa các địa phương còn khác nhau, một số quận, huyện và đặc biệt là tuyến xã, phường chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới kết quả đạt thấp.

Các cơ sở xếp loại C còn cao, tỷ lệ cơ sở xếp loại C thuộc cấp quận huyện, xã phường quản lý sau khi kiểm tra được nâng hạng lên A/B còn thấp. Kết quả giám sát mẫu nông lâm thủy sản chưa được cải thiện nhiều giữa các năm. Tỷ lệ mẫu nhiễm vi sinh còn cao cho thấy việc đảm bảo vệ sinh, bảo quản thực phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh còn yếu.

Tỷ lệ cơ sở vi phạm, không đạt yêu cầu theo quy định vẫn còn cao, đặc biệt là tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, mùa vụ; cơ sở giết mổ nhỏ lẻ xen kẽ trong khu dân cư, chưa được kiểm soát thường xuyên, việc triển khai quy hoạch giết mổ trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn.

Chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong việc xử lý vi phạm, chủ yếu chỉ nhắc nhở, cảnh cáo đối với các vi phạm vì vậy còn nhiều cơ sở chưa thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm. Một số quận, huyện việc thực hiện chế độ báo cáo không đúng quy định, chất lượng báo cáo thấp...

Vũ Thị Nga - Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5669
Tổng lượng truy cập: 22002747