Phòng bệnh cho động vật thủy sản khi thời tiết giao mùa
Thời tiết diễn biến bất thường là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh và lây lan. Vì vậy người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.


An         1. An toàn sinh học

- Cá giống trước khi thả nuôi cần được khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Người nuôi có thể sử dụng một trong các biện pháp sau:

+ Tắm cho cá trong dung dịch muối ăn 2-3% trong thời gian 5-10 phút.

+ Dùng thuốc tím (KMnO­4) nồng độ 0,001-0,002% (1gram thuốc tím hòa tan với 50-100 lít nước sạch) tắm trong thời gian 10-20 phút.

+ Dùng CuSO­4 nồng độ 0,5-0,7g/m3 nước tắm cá trong vòng 20-30 phút.

- Nguồn cá giống cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đối với cá giống vận chuyển từ các tỉnh khác đến phải được chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền nơi xuất phát và phải được xét nghiệm âm tính với các chỉ tiêu do: vi rút mùa xuân SCVC (đối với cá chép, cá trắm), vi rút KHV (đối với cá chép), bệnh do Streptococcus và bệnh do vi rút TiLV (đối với cá rô phi).

- Nguồn nước cấp vào ao nuôi phải đảm bảo là nước sạch , đã được xử lý bằng các biện pháp vật lý, hóa học.

2. Kiểm soát môi trường

- Vào thời điểm giao mùa thường xuất hiện các cơn mưa lớn bất thường, điều này ảnh hưởng đến ao nuôi thủy sản. Nước mưa có tính axit, khi một lượng lớn nước mưa xuống ao sẽ làm giảm độ pH trong ao nuôi. Do đó sau mỗi trận mưa lớn, người nuôi cần bón 2-3kg vôi bột/100m3 nước.

- Đảm bảo độ sâu thích hợp cho ao tối thiểu 1,5m để hạn chế các biến động môi trường do thời tiết thay đổi đột ngột.

- Cần vận hành máy quạt nước để tăng hàm lượng oxy trong ao vào các ngày thời tiết âm u hoặc thời tiết thay đổi, đối với các ao nuôi với mật độ cao cần vận hành máy quạt nước thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm để tránh hiện tượng cá nổi đầu do thiếu oxy. Đồng thời, người nuôi cần dự trữ viên oxy tức thời để phòng trường hợp thiếu oxy khẩn cấp.

3. Tăng cường miễn dịch

Trong quá trình nuôi, người nuôi cần cho thủy sản ăn với khẩu phần, chế độ hợp lý theo kích cỡ và mật độ thủy sản nuôi. Đồng thời lưu ý, vào các ngày nắng nóng hay ngày thời tiết thay đổi cần giảm lượng thức ăn từ 15-30%. Thường xuyên bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tăng đề kháng cho thủy sản. Định kỳ sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn giúp tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như bảo vệ đường ruột cho thủy sản nuôi. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh để phòng bệnh cho động vật thủy sản.

Định kỳ 10 -15 ngày sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý nước và đáy ao nuôi, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ngoài ra một số hợp chất như tỏi có thể làm tăng khả năng miễm dịch cho cá. Cụ thể như sau:

- Phòng bệnh: dùng 4kg tỏi tươi nghiền nát/tấn cá trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày.

- Trị bệnh viêm ruột: dùng 0,5kg tỏi tươi nghiền nát/10 kg cá/ngày, cho ăn liên tục 5-7 ngày.


 
Lê Thị Dung – Chi cục Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3637
Tổng lượng truy cập: 22076432