Phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi và tiêu dùng thịt lợn an toàn

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh này chỉ lây nhiễm trên loài lợn (bao gồm lợn rừng và lợn nhà), không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh cho người.

Theo thông tin từ Cục Thú y, trên địa bàn cả nước hiện nay bệnh DTLCP (chưa qua 30 ngày) xảy ra tại 609 xã, 98 huyện của 23 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Trị, Vĩnh Phúc), với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 105.249 con.

Trên địa bàn Thành phố, bệnh DTLCP (chưa qua 30 ngày) xảy ra tại 33 xã, phường thuộc 11 quận, huyện (Gia Lâm, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thanh Trì, Hoài Đức); làm mắc bệnh, tiêu hủy 2.215 con lợn với trọng lượng 146.591 kg.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và nhận thức chưa đầy đủ về bệnh DTLCP nên thời gian qua rất nhiều người tiêu dùng có tâm lý hoang mang về việc sử dụng thịt lợn, một số người còn có tâm lý e ngại khi ăn thịt lợn hoặc quay sang sử dụng các loại thực phẩm khác. Chúng tôi xin cung cấp tới bạn đọc một số đặc điểm chính của bệnh DTLCP và lựa chọn thịt lợn an toàn như sau:

1. Đặc điểm của bệnh Dịch tả lợn Châu phi:

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh này chỉ lây nhiễm trên loài lợn (bao gồm lợn rừng và lợn nhà), không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người.

- Bệnh lây trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh và có thể lây lan gián tiếp thông qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, quần áo có chứa chất mang vi rút....

- Vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Ở nhiệt độ phòng, vi rút trong huyết thanh lợn sống được 18 tháng, vi rút trong máu giữ trong tủ lạnh có thể sống đến 6 năm. Ở nhiệt độ càng lạnh thì vi rút càng tồn tại lâu. Nhưng trong điều kiện nhiệt độ cao thì virus nhanh chóng bị tiêu diệt (20 phút khi nấu ở nhiệt độ 500C; 2phút khi nấu ở nhiệt độ 900C và dưới 1 phút ở nhiệt độ 1000C).

- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cần được chẩn đoán phân biệt đối với một số bệnh khác trên lợn như Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh lợn, Đóng dấu lợn, Phó thương hàn và một số bệnh gây xuất huyết trên lợn.

- Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho lợn.

- Bệnh Dịch tả lợn châu Phi KHÔNG lây nhiễm và gây bệnh cho người

- An toàn sinh học nghiêm ngặt trong khu chăn nuôi lợn là giải pháp tối ưu để ngăn chặn sự thâm nhập của Dịch tả lợn Châu Phi. Thực hiện nghiêm túc "5 không" theo đúng quy định của Luật Thú y: Không giấu dịch, không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết, Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết, không vứt lợn chết ra môi trường, không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

2. Lựa chọn thịt lợn an toàn

Tính đến thời điểm này, các đàn lợn tại hộ có bệnh DTLCP (2.259 con lợn/127 hộ chăn nuôi) trên địa bàn thành phố đã được kịp thời phát hiện, xét nghiệm chẩn đoán, thực hiện tiêu hủy và áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định.

Theo thống kê đã có hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người được mô tả, và những bệnh này có thể được phân loại theo dạng và tác nhân gây bệnh, như vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm hay các tác nhân truyền nhiễm khác. Bệnh lây truyền từ động vật sang người gây quan ngại ngày càng tăng cho sức khỏe con người nhưng chưa có nghiên cứu hoặc thông tin nào về việc bệnh DTLCP lây nhiễm và gây bệnh sang người.

Để lựa chọn, sử dụng thịt lợn an toàn thực phẩm người tiêu dùng cần biết:

- Chỉ nên mua thực phẩm từ các nguồn hàng phải có nguồn gôc xuất xứ rõ ràng, tại các điểm bán thực phẩm sạch, an toàn, các quầy hàng bán thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm soát đầy đủ theo quy định.

- Khi sử dụng thực phẩm cần phải được nấu chín, không ăn các món tái, tiết canh, tuyệt đối không sử dụng thịt đã biến chất, ôi hỏng để chế biến thức ăn.

- Các loại thịt còn tươi ngon phải có màu sắc và mùi đặc trưng, không có mùi hôi, mùi lạ, bề mặt khô ráo không rỉ nước, có độ đàn hồi tốt (khi ấn ngón tay vào bề mặt miếng thịt lúc bỏ ngón tay ra thì vết lõm nhanh chóng mất đi). Không nên mua thịt có những dấu hiệu bất thường, khác lạ.

- Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, lớp mỡ dày (1.5- 2cm), không rỉ nước. Thịt lợn chứa hormone tăng trưởng, tạo nạc có lớp da mỏng, căng khác thường, phần nạc gần sát với da, mỡ rất ít và màu sắc sẫm hơn thịt bình thường. Khi chế biến, thịt ra nhiều nước, mùi vị không thơm đặc trưng của thịt lợn, nấu chín thì màu sắc lại nhợt nhạt.

- Người tiêu dùng có thể phân biệt được thịt lợn có nhiễm sán hay không qua nhìn vào những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, phần thịt cơ đùi. Khi mua thịt về, nếu nhận thấy thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì đó chính là thịt đã bị nhiễm giun xoắn. Đồng thời, nếu nhận thấy trong thớ thịt có hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt gạo, màu trắng hoặc ngà ngà xám nằm song song với thớ thịt thì đó là thịt đã bị nhiễm sán.

Cấn Xuân Minh – Chi cục Chăn nuôi & Thú y

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3875
Tổng lượng truy cập: 22076432