Tăng cường công tác xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có văn bản số 2248/UBND-KT ngày 31/5/2019 về việc tăng cường công tác xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình trên địa bàn Thành phố diễn biến phức tạp, số lượng vụ việc vi phạm chưa được xử lý còn nhiều, việc xử lý vi phạm còn hạn chế. Cụ thể: Tổng số vụ vi phạm còn tồn tại đến hết tháng 3/2019 là 9.396 vụ; riêng 3 tháng đầu năm 2019 phát sinh 45 vụ vi phạm, mới giải tỏa được 4 vụ vi phạm, còn tồn tại 41 vụ vi phạm; số vụ việc vi phạm còn tồn đọng nhiều chủ yếu là vụ xây dựng nhà, xưởng lấn chiếm hành lang sông Nhuệ đoạn qua khu dân cư, khu đô thị gây nhiều khó khăn trong công tác giải tỏa, cưỡng chế xử lý vi phạm.

 

Đổ rác thải xuống bờ kênh, lòng kênh

Để đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi, ngăn chặn tình hình vi phạm pháp luật thủy lợi, phát huy hiệu quả công trình phục vụ sản xuất, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:

- Tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng; tổ chức triển khai xử lý giải tỏa vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch cụ thể giải tỏa vi phạm trên địa bàn, đặc biệt các vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trực tiếp tới công trình thủy lợi, các vi phạm trên các trục tiêu chính ảnh hưởng đến tiêu thoát phòng, chống ngập úng mùa mưa, bão năm 2019. Đối với UBND các quận, huyện có phát sinh vụ việc vi phạm trong năm 2019 yêu cầu kiên quyết xử lý dứt điểm vi phạm theo đúng quy định pháp luật, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố nếu để xảy ra tình trạng tiếp diễn, tái vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 và các quy định của pháp luật về thủy lợi; vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục thỏa thuận, cấp phép theo quy định trước khi cải tạo, sửa chữa, xây dựng công trình liên quan đến công trình thủy lợi.

2. Các Doanh nghiệp Thủy lợi: Phân công cán bộ, công nhân viên phụ trách các tuyến sông, kênh, hồ, đập, công trình thủy lợi tăng cường công tác kiểm tra, ngăn ngừa không để phát sinh vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý; không để tình trạng đổ chất thải rắn, phế liệu xây dựng vào kênh mương, gây ách tắc dòng chảy; tổ chức chặt hạ cây, dọn dẹp cỏ rác, phế thải trong kênh… đảm bảo thông thoáng dòng chảy; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xử lý giải tỏa các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền cơ sở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ngăn chặn, xử lý vụ việc vi phạm pháp luật thủy lợi theo quy định pháp luật.

Chi cục Thủy lợi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2828
Tổng lượng truy cập: 21987443