Xây dựng Phúc Thọ thành huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến, vùng quê đáng sống
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phúc Thọ là vành đai xanh, hành lang xanh của Thành phố và cụ thể hóa các mục tiêu của Đại hội đại biểu lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ huyện, Phúc Thọ quyết tâm xây dựng huyện thành vành đai xanh, vùng quê trù phú và đáng sống.


 

Nông dân huyện Phúc Thọ canh tác rau an toàn

5 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá

Cụ thể hóa mục tiêu Đại hội đại biểu lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ Huyện đề ra, Phúc Thọ đã xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tập trung nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao hướng tới mục tiêu trở thành huyện nông nghiệp chất lượng cao, gắn với phát triển làng nghề và du lịch sinh thái. Đồng thời, nâng cao tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, làng nghề, sản phẩm nông nghiệp hàng hóa; mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, phát triển các chuỗi liên kết, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Hai là, huy động nguồn lực từ Thành phố và các nguồn lực khác từng bước đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng các cụm công nghiệp. Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Ba là, phát triển sự nghiệp văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Phúc Thọ thanh lịch, văn minh, có ý chí và quyết tâm vươn lên. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tập trung đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, trọng tâm là các trường mầm non.

Bốn là, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại.

Năm là, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Cùng với 5 nhiệm vụ trọng tâm, huyện Phúc Thọ sẽ tập trung vào 2 khâu đột phá:

Một là, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, ứng dụng công nghệ cao; thực hiện thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tập trung hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt; tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế tư nhân, tăng thu ngân sách của Huyện một cách bền vững.

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới công tác đánh giá và sử dụng cán bộ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao năng lực, trách nhiệm tham mưu và thực thi công vụ; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, động viên niềm tự hào, ý chí và khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn Huyện.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn

Ở thời điểm hiện tại, huyện Phúc Thọ đã có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang thực hiện các bước để hoàn thành xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020. Trong nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Phúc Thọ huy động tối đa mọi nguồn lực để sớm xây dựng huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến. Để đạt được mục tiêu này, Huyện sẽ duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, hoàn thiện các tiêu chí cơ bản đạt theo quy định, hướng dẫn của Thành phố; hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo quy hoạch; hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn ở khu dân cư kết nối với trục giao thông liên xã, tỉnh lộ, quốc lộ; tiếp tục đầu tư kiên cố hóa giao thông, thủy lợi nội đồng, đáp ứng yêu cầu sản xuất tập trung, hiện đại, công nghệ cao.

Cuộc vận động “Ba sạch”: Nước sạch - môi trường sạch - nông nghiệp sạch là điểm sáng tạo của Phúc Thọ trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 sẽ tiếp tục được thực hiện với yêu cầu, chất lượng cao hơn; đẩy mạnh phát triển phong trào “Đẹp nhà, sạch ngõ, xanh làng”, “Đường có hoa, nhà có số, ngõ có tên”; thực hiện cải tạo ao, hồ, trồng hoa, cây xanh...; xây dựng thôn, tổ dân phố kiểu mẫu về cảnh quan môi trường. Cùng với đó là mở rộng các vùng sản xuất rau an toàn; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; chăn nuôi tập trung xa khu dân cư; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển hệ thống nước sạch, bảo đảm 100% hộ dân trên địa bàn Huyện được dùng nước sạch.

Huyện Phúc Thọ được quy hoạch là vành đai xanh của Thủ đô, có điều kiện địa lý tự nhiên, đất đai thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch sinh thái. Từ định hướng trên, Huyện đã chỉ đạo rà soát, bổ sung và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới 20/20 xã, quy hoạch trung tâm hành chính xã, điểm dân cư nông thôn 21/21 xã, thị trấn theo quy định, chất lượng quy hoạch được nâng cao, cơ bản bám sát thực tế và các yêu cầu phát triển của địa phương; tiếp tục quan tâm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Hiện tại, Huyện đã hoàn thành một số công trình giao thông lớn như: Dự án nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 421, tỉnh lộ 419, đường Thọ Lộc - Võng Xuyên - Phương Độ, hoàn thiện đường Thanh Đa - Tam Thuấn - Hát Môn.

Từng bước tăng thu ngân sách để cân đối được thu chi, Phúc Thọ sẽ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Huyện đã xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân, thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để nắm bắt khó khăn, vướng mắc và giao cho các phòng, ngành nghiên cứu cơ chế về đất đai, xây dựng quy hoạch; giao cho các xã xây dựng phương án cụ thể. Trong đó, ưu tiên, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp mới và khuyến khích các hộ sản xuất lớn chuyển đổi thành các doanh nghiệp; đồng thời thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư trên địa bàn...

Năm 2020, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định chủ trương đầu tư cho 6 doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp Tam Hiệp, Nam Phúc Thọ, Liên Hiệp, Thanh Đa, Long Xuyên, Võng Xuyên với tổng số vốn gần 2.000 tỷ đồng. Đây là tiền đề cơ bản để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; đồng thời giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất trong khu dân cư, tăng thu ngân sách cho Huyện một cách bền vững trong những năm tới.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, phát huy truyền thống quê hương anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phúc Thọ nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ Huyện, phấn đấu xây dựng Phúc Thọ thành huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến.



Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6721
Tổng lượng truy cập: 22076432